Danh mục

Mối tương quan về sự hiện diện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 734.78 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mối tương quan về sự hiện diện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản. Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca với 224 quả thận bình thường (từ xác ướp formole người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ 2003-2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối tương quan về sự hiện diện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 MỐI TƯƠNG QUAN VỀ SỰ HIỆN DIỆN ĐỘNG MẠCH THẬN CỰC DƯỚI Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN Võ Văn Hải*; Ngô Đại Hải**, Thi Văn Gừng***, Huỳnh Đức Vĩnh Phúc****, Dương Văn Hải*; Lê Tấn Sơn*, Vũ Lê Chuyên** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Ngoài việc cung cấp máu cho thận, sự hiện diện của động mạch thận cực dưới (ĐMCD) có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây hẹp khúc nối bể thận – niệu quản (BT – NQ) đã được báo cáo trong nhiều y văn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiện diện của động mạch này cũng gây ra bệnh lý hẹp khúc nối. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan về sự hiện diện ĐMCD này ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca với 224 quả thận bình thường (từ xác ướp formole người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2011 và từ những người hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009) và 399 quả thận được phẫu thuật do bệnh lý hẹp khúc nối tại 3 bệnh viện lớn (bệnh viện Nhi đồng I, Chợ Rẫy và Bình Dân) từ năm 2005 – 2010. Kết quả: Tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm thận bình thường là 18/224 (8%), ở nhóm bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật là 63/339 (15,8%). Trong đó, tỉ lệ hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối tại các bệnh viện Nhi Đồng I là 10/80 (12,5%), Chợ Rẫy là 16/203 (7,9%) và Bình Dân là 37/116 (32,8%). Trong tất cả các trường hợp này, ĐMCD đi phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Có sự giống nhau về tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng I (mẫu hồi cứu) với nhóm thận bình thường. Trong khi đó có sự khác biệt về tỉ hiện diện ĐMCD giữa nhóm bệnh viện Bình Dân (tiền cứu) với nhóm bình thường (tiền cứu) và có tỉ số chênh OR = 8,27. Kết luận: Sự hiện diện của ĐMCD thường gặp nhiều hơn trong nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở nhóm hiện diện ĐMCD cao gấp 8 lần so với nhóm không hiện diện động mạch này. Từ khóa: động mạch thận, động mạch rốn thận, động mạch thận cực dưới, hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN THE LOWER POLE RENAL ARTERY IN NORMAL PEOPLE AND THAT IN URETEROPELVIC JUNCTION OBSTRUCTION PATIENTS HAVING SURGERY Vo Van Hai; Ngo Dai Hai, Thi Van Gung, Huynh Duc Vinh Phuc, Duong Van Hai; Le Tan Son, Vu Le Chuyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 92 - 98 Objectives: In addition to supplying blood to the kidneys, the presence of lower pole renal artery can inadvertently become a cause of ureteropelvic junction obstruction (UPJO), which has often been reported in * ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh *** Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy **** Trung tâm giám định Y khoa TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Văn Hải ĐT: 0903323420 Email: drvovanhai@gmail.com 92 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học different medical research. However, the presence of the lower pole renal artery does not always cause UPJO. Therefore, we conducted this study to determine the correlation between the lower pole renal artery in normal people and that in UPJO patients having surgery. Method: Report a series of cases with 224 normal kidneys (from the Vietnamese cadaver adult in Anatomy Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City from 2003 to 2011 and from the donor cases in Cho Ray hospital from 2005 - 2009) and 399 kidneys of UPJO patients having surgery in three hospitals (Children Hospital N. 1, Cho Ray and Binh Dan hospitals) from 2005 to 2010. Results: The prevalence of lower pole renal arteries in the group with normal kidneys is 18/224 (8%), and in the group with UPJO is 63/339 (15.8%). In particular, the rate of lower pole renal arteries in patients with UPJO at the Children Hospital N. 1 is 10/80 (12.5%), Cho Ray 16/203 (7.9%) and Binh Dan 37/116 (32.8%). In all of these cases, the crossing lower pole renal arteries are anterior to UPJ. There was a similar rate of lower pole arteries in the group of Cho Ray Hospital and Children Hospital N. 1 (retrospective) with normal renal group. There is a difference between Binh Dan Hospital group (prospective) and the normal renal group (prospective), with odds ratio OR = 8.27. Conclusion: The presence of lower pole renal arteries is more common in UPJO patients having surgery. The risk of UPJO in the group which has lower pole renal arteries is 8 times as high as that in the group without such arteries. Keywords: renal artery, renal hilar artery, lower polar artery, ureteropelvic junction obstruction ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cùng với động mạch thận chính thức (hay còn gọi là Đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: