Danh mục

Món ăn, thức uống giải nhiệt

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.68 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Món ăn, thức uống giải nhiệtThời tiết mùa hè thất thường và oi bức, các loại thực phẩm có tác dụng giải độc cho cơ thể. Ngoài công dụng có lợi cho những người mắc các chứng bệnh do hỏa nhiệt, mọi người nên lưu ý sử dụng một số thức uống, món ăn có tác dụng thanh nhiệt, bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với các biểu hiện mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, miệng lưỡi lở loét, tâm phiền mất ngủ, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng đậm... thuộc chứng hỏa nhiệt nội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Món ăn, thức uống giải nhiệt Món ăn, thức uống giải nhiệtThời tiết mùa hè thất thường và oi bức, các loại thực phẩm có tác dụng giải độc chocơ thể. Ngoài công dụng có lợi cho những người mắc các chứng bệnh do hỏa nhiệt,mọi người nên lưu ý sử dụng một số thức uống, món ăn có tác dụng thanh nhiệt, bổdưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Với các biểu hiện mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, miệng lưỡi lở loét, tâm phiền mất ngủ, đạitiện táo bón, tiểu tiện vàng đậm... thuộc chứng hỏa nhiệt nội thịnh. Có thể dùng các mónăn bài thuốc thanh nhiệt tả hỏa như sau:- Cháo cúc hoa: Rất tốt cho người chóng mặt, đau đầu do tăng huyết áp. Cúc hoa 15g bỏcuống, rửa sạch phơi khô tán bột; gạo 100 g nấu cháo, cho bột cúc hoa vào nấu trong giâylát, ăn mỗi sáng và chiều.- Mướp đắng xào thịt: Mướp đắng (khổ qua) 250g, thịt nạc 150g, gia vị vừa đủ, mướpđắng cắt lát mỏng, sau khi xát với muối rửa sạch, thịt lợn thái lát mỏng, thêm rượu, muối,bột năng trộn lẫn để ướp. Trong chảo nóng cho gừng lát phi thơm, thêm thịt lát xào đếnngả màu, đổ vào mướp đắng, sôi lên thêm gia vị cho vừa. Dùng cho chứng mắt đỏ sưngđau do can hỏa thịnh vượng.- Cháo đậu xanh: Đậu xanh 50g, gạo100g, nước 600 ml. Đậu xanh rửasạch, dùng nước nóng ngâm nở, gạovo sạch, cùng cho vào nồi, sau khithêm nước sôi, chuyển lửa nhỏ nấuđến đặc, thích hợp ăn khi nguội, ngày2-3 lần. Dùng cho các chứng thử nhiệt Mướp đắng xào thịt.phiền khát, ung nhọt sưng đau, ngộđộc thức ăn và ngộ độc phụ tử, ba đậu, thuốc trừ sâu...- Canh đậu xanh - bí đỏ: Đậu xanh 50g, bí đỏ 0,5 kg, muối ăn lượng vừa đủ. Đậu xanh vosạch để ráo nước, thêm một ít muối trộn đều, sau khi ngâm 3 phút dùng nước dội sạch lại.Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Đổ 0,5 lít nước vào nồi, sau khi nấu sôi cho đậu xanhvào, 2 phút sau thêm một ít nước nguội, cho sôi lại, thêm bí, đậy nắp nấu 30 phút bằnglửa nhỏ, nêm ít muối thì ăn. Thích hợp cho các chứng trúng thử tâm phiền, mình nóngmiệng khát, nước tiểu vàng, hay choáng váng, mất sức...Thức uống giải nhiệtNgoài ra, vào mùa nắng nóng, nên dùng thêm một số thức ăn có tác dụng thanh nhiệt,giải khát, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng (thử nhiệt) như: bí đao, củ đậu (sắc nước),mướp đắng, rau muống, rau đắng, rau sam, mồng tơi, củ sen, dừa, khế, dưa hấu,...- Nước mía: Cây mía còn gọi là cam giá, nước mía có vị ngọt, tính mát, không độc, tácdụng thanh nhiệt, trừ phiền, giáng hoả, thông đàm, nhuận trường, giã rượu, mạnh gân cốt,dưỡng huyết, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp khát nước do ra nhiều mồ hôi,ho đàm nhiệt, táo bón, tiểu tiện khó,... Ngày dùng 250 - 500g mía tươi, rửa sạch, róc bỏvỏ, chặt từng miếng nhỏ để ăn, hoặc ép lấy nước mía để uống. (Có thể thêm ít nướcchanh, quất). Người bụng lạnh, dễ tiêu chảy có thể dùng nước mía hấp chín hoặc nấu chínđể uống. Cần lưu ý vệ sinh trong khi chế biến.- Trà xanh hoặc trà tươi: Trà xanh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát,tiêu thực, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt được mát mẻ, ngừamụn nhọt. Có thể dùng trà tươi nấu nước để uống hoặc dùng trà xanh hãm với nước sôiđể uống.Ngoài các thức uống kể trên, bạn có thể nấu nước đậu xanh 60g + lá sen tươi 30g. Haithứ rửa sạch, nấu với hai lít nước, đến khi đậu xanh chín là được. Chắt lấy nước, để nguộirồi dùng uống thay nước trà trong ngày. Thức ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,chống nắng nóng, an thần có hiệu quả. Bác sĩ Trần Văn Thuấn

Tài liệu được xem nhiều: