Danh mục

Món ngon mùa nước nổi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.04 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mùa nước nổi, mùa bông điên điển nở vàng khắp cánh đồng, đó cũng là mùa cá linh về. Thiên nhiên chỉ ban tặng riêng cho vùng ĐBSCL loài cá đặc sản này, mỗi năm chỉ có một mùa duy nhất, ai chưa tranh thủ thưởng thức cá linh cũng phải ngậm ngùi chờ đợi mùa sau. Cá linh ngon không chỉ mùi vị độc đáo, thịt ngọt, mềm thơm mà còn do nguồn gốc xuất xứ đặc biệt của nó. Cá linh sống ở vùng châu thổ sông Mekong, chúng thường trú nhiều ở vùng biển hồ Campuchia, đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Món ngon mùa nước nổi Món ngon mùa nước nổi Mùa nước nổi, mùa bông điên điển nở vàng khắp cánh đồng, đó cũng là mùa cá linh về. Thiên nhiên chỉ ban tặng riêng cho vùng ĐBSCL loài cá đặc sản này, mỗi năm chỉ có một mùa duy nhất, ai chưa tranh thủ thưởng thức cá linh cũng phải ngậm ngùi chờ đợi mùa sau. Cá linh ngon không chỉ mùi vị độc đáo, thịt ngọt, mềm thơm mà còn do nguồn gốc xuất xứ đặc biệt của nó. Cá linh sống ở vùng châu thổ sông Mekong, chúng thường trú nhiều ở vùng biển hồ Campuchia, đến mùa nước nổi lại về với sông nước Cửu Long. Con cá linh đã in sâu trong ký ức của mỗi người dân Nam bộ, là nguồn “dinh dưỡng” nuôi nấng bao thế hệ trong suốt mùa nước lũ. Những năm gần đây, cá linh đã không còn nhiều nữa, nỗi nhớ được ăn canh chua cá linh bông điên điển càng trở nên da diết, vì thế mà cá linh đầu mùa hiện có giá 50.000 đồng/kg, đắt hơn cá chẽm, cá ngát... Cá linh đầu mùa còn gọi là cá linh non, con nhỏ nhưng rất mềm và ngọt, “nhai” luôn cả x ương. Món ăn từ cá linh rất phong phú, cách làm đơn giản nhưng rau đi kèm phải đúng “gu”. Hấp dẫn nhất là món cá linh nấu lẩu (hoặc canh chua), cá linh nhúng giấm và cá linh kho mía. Cá linh nhúng giấm: Cá linh sống, lấy mật bỏ, rửa sạch, nếu cá nhỏ để nguyên con, cá lớn xẻ hai bên sống lưng rồi ướp đường, tiêu, bột ngọt, ít nước mắm chờ cho cá thấm. Nước giấm chua hòa với nước, đun sôi (hoặc cho vào nồi lẩu) nêm gia vị vừa ăn, cho ngò gai, rau om vào để tăng mùi thơm. Chuẩn bị ăn thì nhúng cá vào nước giấm sôi, cá vừa chín đem ra ăn liền, nhúng đến đâu ăn đến đó. Ăn món này kèm theo rau thơm, bông súng, bông so đũa. Cuốn bánh tráng rất hấp dẫn, vị cá ngọt thơm, mềm và ấm nóng, có dịp thưởng thức món cá linh nhúng giấm chắc bạn sẽ nhớ mãi. Người miền Tây rất hay thưởng thức món ăn này khi sum họp gia đình. Lẩu cá linh: Cá linh còn sống lấy mật bỏ, làm sạch vây, rửa sạch, bông điên điển, bông súng, rau ngò gai, ớt sừng, khóm, gia vị. Nước lẩu nêm chua ngọt, đun sôi, cho cá linh vào, nêm vừa ăn rồi cho rau, ngò gai, ớt... Chấm với nước mắm ngon, thưởng thức ngay khi nấu. Cá linh nấu canh chua cũng d ùng các nguyên liệu này, nếu vùng không có bông điên điển có thể nấu canh chua cá linh với bông so đũa. Vị ngọt đắng của bông so đũa làm nồi canh chua càng trở nên đậm đà. Cá linh kho mía: Đây là món ngon rất đặc sắc của người dân ĐBSCL, chế biến món n ày thường chọn cá linh loại lớn cỡ hơn ngón tay, mổ bỏ mật, làm sạch, để ráo đem ướp gia vị. Mía (chọn loại ngọt) róc vỏ, chẻ từng miếng nhỏ sắp vào đáy nồi, xếp cá linh vào nồi. Sau đó lấy nước dừa xiêm ngọt (không lấy trái còn non nước chua) vào ngập cá. Nấu lửa riu riu đến khi n ước cạn (trong quá trình kho không nên dùng đũa trở, cá dễ nát vụn) nhấc xuống, gắp nhẹ nhàng cá ra dĩa. Cá ăn nóng với muối tiêu chanh, thơm ngát và béo ngọt. Có thể ăn kèm với chuối chát, bông súng, rau thơm... Cá linh kho mía ăn với cơm hay với bánh mì đều ngon. Muốn cá kho ngon phải chọn cá tươi sống, tuy nhiên, do loài cá này rất dễ chết khi lên khỏi mặt nước nên vùng thành thị khó chọn được cá tươi. Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức đặc sản cá linh kho mía ở các thành thị, công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang đã chế biến món cá linh kho mía đóng hộp bằng công nghệ tiên tiến. Tại TP.HCM, sản phẩm được bán trong các siêu thị, giá bán 20.000 đồng/lốc 3 hộp. Sản phẩm đã đoạt giải vàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. PHƯƠNG DUY Nguồn: Báo KHPT Diễm Thúy (st)

Tài liệu được xem nhiều: