Danh mục

Món thuốc từ ngọc trúc

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.13 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Món thuốc từ ngọc trúcNgọc trúc (Rhijoma polygonati odorati) thuộc họ hành tỏi (liiaceae) là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên nữ ủy. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc (polygonatum officinale All) hay (polygonatum odoratum - Mill - Druce). Sở dĩ có tên “ngọc trúc” vì cây này có lá giống lá trúc và thân rễ bóng như ngọc. Ngọc trúc là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đông y cho rằng cây ngọc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Món thuốc từ ngọc trúc Món thuốc từ ngọc trúcNgọc trúc (Rhijoma polygonati odorati) thuộc họ hành tỏi (liiaceae) là vị thuốc đượcghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên nữ ủy. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễphơi hay sấy khô của cây ngọc trúc (polygonatum officinale All) hay (polygonatumodoratum - Mill - Druce). Sở dĩ có tên “ngọc trúc” vì cây này có lá giống lá trúc vàthân rễ bóng như ngọc. Ngọc trúc là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông,Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đông y cho rằng cây ngọc trúc có vị ngọt,tính bình, đi vào các kinh phế và vị. Sách Bản kinh cũng nói vị ngọt, tính bình. SáchTrấn nam bản thảo thì nói vị ngọt, hơi đắng, tính bình hơi ôn, nhập tỳ.Theo Đông y thì ngọc trúc có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, nên chủ trịđược vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, chứng ho lao phế táo. Các chứng bấttúc, da mặt đen sạm (uống lâu da trở nên tươi nhuận), trúng phong bạo nhiệt (theo sáchBản kinh). Hay theo Bản thảo cương mục còn có thể dùng thay sâm kỳ, thuốc vừakhông hàn không táo lại rất công hiệu.Các nghiên cứu hiện đại còn thấy vị ngọc trúc có tác dụng bảo vệ nhất định đối vớitrường hợp cơ tim bị thiếu máu, đồng thời còn phòng ngừa tăng cao triglyceride và làmgiảm lipid máu giúp phòng chống xơ cứng động mạch. Bởi vậy trên lâm sàng, ngọc trúcđã được bào chế thành thuốc bổ dùng trong phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt...Để cùng tham khảo và có thể chọn lựa áp dụng có hiệu quả, sau đây xin giới thiệu một sốphương thuốc và món ăn trị bệnh từ vị thuốc ngọc trúc.Các phương thuốc trị bệnhTrị bệnh mạch vành và đau thắt ngực: ngọc trúc 20g, đẳng sâm 12. Sắc thành cao lỏngchia 2 lần uống trong ngày.Chữa chứng ngoại cảm: bệnh nhân thấy ho, phế táo tức vốn âm hư thì dùng phương “Giagiảm ngọc trúc thang”.Gồm các vị: ngọc trúc 12g, hành tươi 3 củ, cát cánh 2g, đạm đậu xị 16g, bạc hà (cho sau)4g, chích cam thảo 2g, bạch vi 4g, táo 2 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.Liều dùng trung bình vị ngọc trúc cho 1 thang thuốc là 10-15g, bào chế dưới dạng nấucao hoặc hoàn tán. Khi sử dụng tươi hoặc độc vị có thể dùng liều cao tới 40-80g. Sử dụnglàm cường tim lại cần liều cao hơn nữa.Các món ăn thuốc từ ngọc trúcNgọc trúc sắc: làm cường tim dùng cho người mắc bệnh về tim. Dùng ngọc trúc 15g,đường trắng một ít. Sắc ngọc trúc lấy nước, cho đường trắng vào uống. Mỗi ngày 1thang.Canh táo nhân, ngọc trúc, hồng táo (chà là đỏ): món này có tác dụng dưỡng gan, kiện tỳ,an thần cường tâm, nhuận táo. Dùng thích hợp cho những người tỳ vị yếu, dạ dày nạpkém, miệng khô mất ngủ...Hồng táo 20 quả, ngọc trúc 10g, toan táo nhân 10g, đường trắng nửa thìa. Ngâm hồng táovào nước ấm một lát, rồi rửa sạch để ráo nước. Toan táo nhân đập vỡ, cùng ngọc trúc vàhồng táo cho vào ấm sành, đổ vào 1 bát tô nước, dùng lửa nhỏ sắc từ 20-30 phút, còn lạinửa bát, thấy hồng táo chín thì đem ra ăn điểm tâm. Cần dùng nhiều ngày.Món thịt hầm ngọc trúc: Phương này có tác dụng bổ âm, nhuận táo, thích hợp cho nhữngngười phế âm hư, ho lâu ngày, đờm ít...Ngọc trúc 15-30g, thịt lợn nạc 100-150g, thái miếng cho cùng ngọc trúc vào hầm nhừ,đem ra ăn thịt uống nước canh.Món canh ngọc trúc, bách hợp, thịt hến: Phương này có tác dụng bổ âm nhuận táo. Dùngphù hợp cho những người mắc chứng tâm phiền, mất ngủ, miệng khát do âm hư dẫn đến.Ngọc trúc 20g, bách hợp 30g, thịt hến 50g. Tất cả nấu hầm thành canh ăn cái uống nước.Cần ăn nhiều ngày.Món canh chim bồ câu trắng, ngọc trúc, sơn dược: Dùng cho người ăn uống kém. Có tácdụng dưỡng âm bổ dịch hết khát.Chim bồ câu trắng 1 con, sơn dược 15g, ngọc trúc 15g, mạch môn đông 15g, thiên mônđông 15g, chim bồ câu trắng làm sạch bỏ ruột chặt miếng nhỏ, cho cùng các vị còn lạihầm nhừ thành canh, ăn cái uống nước canh. Cần ăn một thời gian, tuần ăn 1-2 lần. ...

Tài liệu được xem nhiều: