Danh mục

MỘT CÁCH NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT HIỆN THỜI

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.18 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của hàng nghìn các họa sĩ, phần nào giúp cho khách du lịch nước ngoài bớt đi cảm giác buồn tẻ khi ghé thăm Việt Nam, và “Kinh đô Thăng Long” của chúng ta càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Lịch sử phát triển của loài người được gắn liền với văn hóa nghệ thuật nó cùng với triết học và tôn giáo hình thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT CÁCH NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT HIỆN THỜI MỘT CÁCH NGHĨ VỀ NGHỆ THUẬT HIỆN THỜI Ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của hàng nghìn các họa sĩ, phần nào giúp cho khách du lịch nước ngoài bớt đi cảm giác buồn tẻ khi ghé thăm Việt Nam, và “Kinh đô Thăng Long” của chúng ta càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Lịch sử phát triển của loài người được gắn liền với văn hóa nghệ thuật nó cùng với triết học và tôn giáo hình thành lên các hệ tư tưởng trong suốt lịch sử sinh tồn của nhân loại. Triết gia Hegel (1770-1831) gọi 3 phạm trù đó thuộc về tinh thần tuyệt đối. Triết gia cổ đại Platon (427-347TCN) đánh giá: “Đời sống của tinh thần là văn hóa của linh hồn, nó dẫn đắt đời sống nhân loại”: Điều đó chứng tỏ văn hóa nghệ thuật là giá trị cốt tử của nhân loại. Nó thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần: nhận thức, đạo đức, chính trị, đời sống tâm linh trong mọi quan hệ xã hội... Hình thái cao nhất của văn hóa thẩm mỹ chính là văn hóa nghệ thuật - ở đó hoạt động nghệ thuật được đánh giá như một vai trò chính yếu nền tảng của văn hóa thẩm mỹ. Và càng ngày nghệ thuật càng trở nên thiết yếu trong đời sống. Hêgel đánh giá “Nghệ thuật là trình độ mở đầu của nhận thức”. Chính bởi vậy mà chúng ta thấy từ thời cổ đại con người đã bắt đầu biết bảo tồn và sưu tầm nghệ thuật. Bắt đầu từ vua chúa đến các nhà quý tộc rồi đến các giới thượng lưu giàu có trong xã hội... dần dần đến cả quần chúng nhân dân đều có thú chơi và sưu tầm nghệ thuật. Ngày nay khi sưu tập được một bức tranh quý người ta có thể mở tiệc lớn để chiêu đãi và khoe với bạn bè. Việt Nam từ sau thời mở cửa - cho đến nay đã ra đời hàng trăm các gallery ở các thành phố lớn - cùng với hàng ngàn họa sĩ già trẻ đã cung cấp cho thị trường thế giới hàng vạn, hàng vạn các tác phẩm hội họa và điêu khắc (chủ yếu là hội họa). Hầu hết các khách du lịch đến Việt Nam đều mua tranh ở các gallery và ở ngay cả nhà riêng của các họa sĩ. Nhưng các phòng tranh như gallery ở Việt Nam lại rất ít - ngược lại hệ thống bảo tàng lại rất lộng lẫy và hoành tráng. Nhất là hệ thống các bảo tàng mỹ thuật, hàng ngàn các tác phẩm điêu khắc, hội họa hiện đại được trưng bày hết sức trang trọng trong những ngôi nhà lớn đồ sộ có kiến trúc độc đáo. ở các nước khác, công nghệ giải trí rất phong phú, đa dạng từ đại chúng đến cao cấp. ở Việt Nam nền công nghệ giải trí không được như các nước khác để bù lại là sự bùng nổ của hàng trăm các gallery bán tranh, sự hiện diện của hàng nghìn các họa sĩ, phần nào giúp cho khách du lịch nước ngoài bớt đi cảm giác buồn tẻ khi ghé thăm Việt Nam, và “Kinh đô Thăng Long” của chúng ta càng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hệ thống bảo tàng mỹ thuật của Việt Nam thì sao? quá nghèo nàn và lạc hậu. Riêng bảo tàng mỹ thuật thì gần nửa thế kỷ nay vẫn chẳng thay đổi trong cái khu đất như một xóm nhỏ. Phải chăng có thể gọi nó là “Bảo tàng tàng” điều này mỗi chúng ta tự lý giải. Tuy vậy chúng ta có thể tự hào rằng nghệ thuật hội họa của Việt Nam đã và đang ở thời kỳ hoàng kim, và có thể còn phát triển rạng rỡ hơn, có thể nói chúng ta đã xuất khẩu được một số lượng tranh khá lớn vào thị trường thế giới nhưng chúng ta tự hỏi tại sao tại sao tranh của các họa sĩ Việt Nam đương đại vẫn chưa lọt được vào các bảo tàng danh tiếng của thế giới. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng trong hàng vạn tác phẩm hội họa điêu khắc được khách nước ngoài sưu tập có không ít tác phẩm đạt đến giá trị đỉnh cao có thể là những tác phẩm lớn ở tầm cỡ quốc tế nhưng không đủ mạnh để có được vị trí trong các bàn tiệc lớn về nghệ thuật của thế giới. Phải chăng do vị thế văn hóa của dân tộc chúng ta, hoặc chúng ta không có các triết gia lớn, các nhà mỹ học lớn, các nhà phê bình lớn, các nhà sưu tập ở đẳng cấp thượng thặng đứng ra bảo hộ và nâng cao giá trị cho các tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam. Trong khi đó người bạn láng giềng khổng lồ bên cạnh chúng ta là Trung Quốc, các nhà sưu tập thế giới và các nhà sưu tập Trung Quốc đã và đang đi tìm mua một cách sôi động các tác phẩm mỹ thuật hội họa và điêu khắc của Trung Quốc và giá trị của tác phẩm cũng tương đương với một số những tác phẩm lớn của thế giới và một số họa sĩ còn đương sống đã có giá tranh lên đến hàng triệu mỹ kim. Tại sao các cuộc bán đấu giá lớn tranh nghệ thuật quốc tế, tranh của họa sĩ Việt Nam hầu như không có và nếu có thì giá trị về mặt tài chính có thể nói là không được xếp hạng và cực kỳ thấp. Trong các cuộc thi hội họa quốc tế ở trình độ cao chúng ta cũng không thể xuất hiện trên bảng vàng danh dự. Chúng ta phải tự hỏi rằng: nghệ thuật của chúng ta đã có đẳng cấp ở trên thế giới và nó có thể hy vọng trở thành văn hóa đỉnh cao? Nền nghệ thuật đó có khả năng khai sáng được thế giới để trở thành nghệ thuật siêu việt bình đẳng bên cạnh các kiệt tác của nhân loại. Chính vì tất cả những điều đó tôi có thể khẳng định rằng hoạt động nghệ thuật của chúng ta hiện nay, đời sống nghệ thuật của các ...

Tài liệu được xem nhiều: