Danh mục

MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý - Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là loại đĩa hiếm bởi kích thước đường kính lên tới 48cm, cân nặng: 5kg, có độ dày lớn, độ cao đạt 10cm. Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý - Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là loại đĩa hiếm bởi kích thước đường kính lên tới 48cm, cân nặng: 5kg, có độ dày lớn, độ cao đạt 10cm. Đĩa được làm bằng đất sét cao lanh có màu trắng xám nhạt, tráng men với nhiều sắc độ khác nhau. Màu sắc gồm màu xanh lá cây ở các họa tiết như ở mây và sử dụng mảng. Nét được xen kẽ với mảng mây xanh là những nét màu nâu uyển chuyển, men vàng nâu và hoa văn khắc chìm nên rất gần với gốm thời Trần. Tuyệt đại đa số các đồ gốm ở Chu Đậu được làm bằng đất sét cao lanh có màu trắng nhạt và tráng men với nhiều sắc độ khác nhau như trắng, trắng xanh ngọc, xanh lam, vàng da cam, nâu, nâu sẫm và men gốm có khi tương đối trong, có khi đục và rạn. Có thứ gốm được tráng một loại men, cũng có một số tráng 2 loại men khác nhau, và có cả men tam thái: trắng, tím, xanh. Một số nhà khảo cổ học cho rằng phong cách và kỹ thuật chế tác đĩa gốm này là loại gốm Chu Đậu - một xã nhỏ thuộc huyện Thanh Lâm; thế kỷ thứ 16, thuộc tổng Thượng Triệt, Huyện Thanh Lâm. Huyện Thanh Lâm thời Lê Sơ thuộc Nam Sách châu, Đông Đạo; thời Diên Ninh (1454- 1459) thuộc Nam Sách lộ; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thuộc Nam Sách thừa tuyên, năm thứ 10 (1469) thuộc phủ Nam Sách và huyện Thanh Hà hợp nhất thành huyện Nam Thanh. Chu Đậu hiện nay là một thôn của xã Thái Tân, Huyện Nam Thanh, diện tích 59,3 ha, dân số khoảng 1150 người. Nguồn sống chính là nông nghiệp và nghề dệt chiếu cổ truyền. Chu Đậu ở tả ngạn sông Thái Bình, giáp làng Đặng Xá (nay là Mỹ Xá) ở phía Tây. Sông Kè Đá là sông nhỏ chảy qua phía bắc Chu Đậu, qua Mỹ Xá, qua sông Thái Bình là sông lớn thứ hai sau sông Hồng ở miền Bắc, thượng lưu nối với năm con sông, hạ lưu có nhiều chi nhánh đổ ra biển. Đĩa được trang trí cả hai mặt trong và ngoài 1.Mặt trong của đĩa: Được chia làm bốn vòng trang trí chính, mỗi vòng là một khu biệt có tính năng kỹ thuật và hình thức trang trí riêng. Vòng thứ nhất ở trung tâm đĩa có đường kính 27 cm với hoạ tiết chính là hình lân với kiểu thức Lân ẩn vân, theo điển tích Lân hiện hình và gặp gỡ mây hồng báo hiệu điềm lành, triều đại thái bình, minh chúa xuất hiện. Lân là con vật huyền thoại, nó được xem là biểu tượng từ rất nhiều con vật dũng mãnh tạo nên. Hình tượng Lân đã thể hiện biểu tượng mang tinh thần tâm linh và phong cách Nho giáo. Với cách vẽ tay trực tiếp, đường nét cách điệu Lân uyển chuyển lẫn vào mây nhẹ nhàng thanh thoát, lối vẩy bút tả móng chân, thân mình và đầu tạo ra hình tượng Lân sinh động, vờn và ẩn hiện trong mây. Phương pháp tạo hình linh hoạt, sáng tạo, mảng, nét đan xen chắc khỏe, thể hiện những phẩm chất tượng trưng tâm linh của linh vật. Nghệ nhân sử dụng các mảng màu xanh lục, vàng của những mảng mây cùng với nét nâu tạo ra một hoà sắc độc đáo, nhẹ nhàng và tinh tế. Điểm độc đáo là cách tả chất bằng cách khắc chìm những chấm tròn có khoảng cách tương đối bằng nhau khắp mình Lân. Tạo cho Lân rất thật, nhưng cũng rất lạ, có lẽ đây cũng là phong cách thể hiện của gốm Chu Đậu. Cách tạo hình Lân mang đậm tính tâm linh, chúc tụng, ảnh hưởng tinh thần Nho giáo sâu đậm. Vòng thứ hai của đĩa là bộ phận trung gian nối lòng đĩa với độ cao của đĩa, có độ dài 5 cm. Hoạ tiết chủ yếu là hoa lá cách điệu toả ra thành bốn phía. Mỗi nhóm gồm hai nhóm lá, hoa tranh, hoa thị cách điệu, đối nhau màu xanh lục và màu vàng nâu sáng. Khoảng trống của những nhóm hoạ tiết này được xen kẽ bằng những hình thoi hơi uốn cong của cạnh, nên hình thoi mềm hơn và tạo được độ vững chắc cho hoạ tiết. Về màu sắc vẫn đi theo tông màu chủ đạo của cả đĩa: xanh lục, vàng sáng, nâu. Vẫn theo lối vẽ tay vì vậy có nhiều chỗ bị nhoè có lẽ do thời gian, có khi do nét cọ của người tạo tác phẩm càng tạo thêm sự sinh động cho tác phẩm. Vòng thứ ba nằm trên độ cao cong lên của đĩa. Độ vút cong cao 12 cm. Vòng này với cách trang trí với hoạ tiết hoa, quả bốn mùa cây trái trong đời sống thực hàng ngày rất gần gũi con người dân lao động, gắn bó với đồng quê, thể hiện cho sự phồn vinh, nông nghiệp được mùa, có hình dáng giống hoa quả ngày tết, như: quả được vẽ to tròn, căng, cách vẽ khá đơn giản, bởi những hình tròn lớn, nhỏ. Người thợ xưa dùng bút mềm vẽ theo cách vẽ chấm phá, một lối thể hiện khá độc đáo của gốm Chu Đậu. Cách khác lại thể hiện nhóm thân mềm, như hoa cỏ. Loại này có ba nhóm, và hai nhóm hoạ tiết giống hoa ngày tết. Tất cả là năm nhóm phân bổ dàn trải đều, do kỹ thuật vẽ tay nên độ phân bổ khoảng cách chỉ tương đối đều, và một số hoạ tiết bị mất nét, mờ, đậm không đều, khoảng cách của năm nhóm này được xen kẽ bởi chính nhóm họa tiết chia đôi, thu nhỏ, lật ngược tạo ra hoạ tiết trang trí, nhưng lại sử dụng lối bố cục đăng đối khéo léo được nằm trong khánh hay khánh chia đôi. ở giữa lại được xen giữa bởi mây đưa từ lòng đĩa kéo ra ngoài. Cùng với hoa văn sóng nước. Đây là loại hoa văn khá phổ biến trong thời kỳ Hậu Lê. Sóng nước tại đĩa này được đưa vào rất khéo léo, xen lẫn mây trời, khánh, cây cỏ. Vòng thứ tư được gọi vành chung của đĩa, có độ dày 7mm khi quan sát thấy được để trơn, êm, viền sát là 1cm và cũng là nơi để ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: