Tác phẩm "Búp bê số 2", sơn dầu, 150 x 150cm, 2012
Tham dự triển lãm này ngay giờ khai mạc, trước đó mấy ngày cũng đã có những trao đổi thẳng thắn với tác giả, đáng lẽ tôi phải viết ngay những suy nghĩ của mình cho SOI, nhưng chần chừ mãi. Đến nay, triển lãm đã kết thúc, cái máu me “chặt chém” trong người cũng hạ hỏa, mười phần rớt bảy còn ba, đây là vài điều còn sót lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT MỚ BÒNG BONG: Tranh lộn xộn, giá vô căn cứ…, nhưng rất đáng kỳ vọng
MỘT MỚ BÒNG BONG: Tranh
lộn xộn, giá vô căn cứ…, nhưng
rất đáng kỳ vọng
Tác phẩm Búp bê số 2, sơn dầu, 150 x 150cm, 2012
Tham dự triển lãm này ngay giờ khai mạc, trước đó mấy ngày cũng đã
có những trao đổi thẳng thắn với tác giả, đáng lẽ tôi phải viết ngay
những suy nghĩ của mình cho SOI, nhưng chần chừ mãi. Đến nay, triển
lãm đã kết thúc, cái máu me “chặt chém” trong người cũng hạ hỏa,
mười phần rớt bảy còn ba, đây là vài điều còn sót lại.
Xem Một mớ bòng bong, thực sự tôi rất băn khoăn, không biết nên
“phê” thế nào cho đúng, bởi Nguyễn Văn Đủ còn trẻ quá, mới làm triển
lãm cá nhân lần đầu, chê thì bị nói là đánh phủ đầu, mà khen thì cũng
ngượng, vì nó trộn lẫn đủ thứ trong ấy, khó tách bạch.
Cũng như nhiều họa sĩ khác, Đủ khá tự tin khi tự mình chuẩn bị các
bước cho triển lãm, từ viết Thông cáo báo chí, lời tự bạch (cực kỳ khó
hiểu vì không rõ ý) cho đến chọn tác phẩm (khá lộn xộn), đề giá tranh
(vô căn cứ). Nhưng bù lại đó, thì Đủ lại “ăn may” nhờ cái tên gọi: Một
mớ bòng bong – nghĩa là khá rối bời, lộn xộn và bề bộn. Cái tên này
làm cho những người xem khó tính cũng trở nên dễ chịu hơn, bởi
dường như tác giả đã tự nhận hết phần sai hay lộn xộn về mình.
.
Đang là sinh viên mỹ thuật, khoa sơn dầu, nhưng mà Đủ đã có 4-5 năm
miệt mài vẽ, cái mớ được xem là lộn xộn này phản ánh khá rõ quá trình
tìm tòi và tự thay đổi mình qua năm tháng. Chính vì vậy, triển lãm lại
giúp chỉ ra một chặng đường của một người đang loay hoay tìm lối đi.
Nói như Đủ, “tôi làm triển lãm này là để khép lại mấy năm làm việc,
mà trong đó sự mày mò, học hỏi giữ vai trò gần như chủ đạo. Sau triển
lãm, tôi sẽ có được sự yên tâm để quên cái đã có, để theo đuổi những
tìm tòi khác”.
Nguyễn Văn Đủ
Xem xong Một mớ bòng bong, có thể nói hơn một nửa số tranh là còn
chịu ảnh hưởng của nhiều họa sĩ; một vài bức chịu ảnh hưởng về bố
cục, chủ đề và cách xử lý màu sắc của Lê Kinh Tài. Tuy vậy, điều đáng
nói và có lẽ cũng đáng khen là có khoảng 5-7 bức vẽ gần đây Đủ đã
thoát được các cái bóng đó, để vững bước đi trên đôi chân của mình.
Chưa thực sự lạ về bố cục và rõ ý, nhưng một vài bức mà Đủ vẽ những
người đàn ông béo phì đang “chơi với” yếm hay quần lót nữ đã tạo
được cảm xúc và sự châm biếm. Chính cách nhìn thiên đôi chút về
châm biếm đã cho thấy Đủ đã bắt đầu có ý thức về sự kết nối giữa bản
thân nghệ sĩ và các hình ảnh mang tính băng hoại, suy đồi của xã hội.
Tác phẩm “Mang yếm, đeo bỉm”, sơn dầu và acrylic, 200 x 200cm,
2011
Cũng được biết, có nhiều tác phẩm không lấy được phép để trưng bày,
điều này một phần làm cho triển lãm bớt hay ho, một phần khác cho
thấy các tìm tòi của Đủ đã có nhiều táo bạo, vượt khuôn khổ thường
tình, thậm chí còn bó hẹp.
Cũng được biết, có một vài người muốn mua những bức táo bạo vừa
phải trong triển lãm, nhưng hoàn toàn lấn cấn về giá tranh, khi mà Đủ
đưa ra khá cao. Sự quá cao này, một phần do Đủ thiếu kinh nghiệm về
việc làm giá; một phần khác, có lẽ do Đủ quá háo hức với các tìm tòi
mà bản thân vừa chạm đến, nên không muốn bán rẻ (?). Kết quả, triển
lãm chưa bán được bức nào.
Diễn viên Đỗ Hải Yến gần đây rất mê tranh, nghe giang hồ đồn cô đã
mua khá nhiều, trong đó có tranh của danh họa Lê Phổ (?), cả trăm
ngàn USD. Tại triển lãm Một mớ bòng bong, cô đến khá sớm, cùng với
hai người nước ngoài, xem tranh khá kĩ, tới giờ khai mạc thì rút lui.
Hơn nữa, triển lãm này cũng rơi vào thời gian “hiểm” của báo giới, khi
mà đầu năm, nhiều báo chưa có kế hoạch cho việc in bài về mỹ thuật.
Thời gian trưng bày cũng quá ngắn ngủi, khiến cho giới thưởng ngoạn
không kịp đi xem, hoặc có ý nghi ngờ về độ trân trọng công việc của
một tác giả trẻ. Đáng lý, Đủ phải lựa một thời điểm tốt hơn, sau một hai
năm nữa, với một nhà chuyên môn tư vấn, thì chắc chắn triển lãm đầu
tay sẽ ấn tượng và có tác động nhiều hơn nữa.
Thôi thì, cứ hi vọng ai rồi cũng sẽ trưởng thành, nên Nguyễn Văn Đủ
phải “rút kinh nghiệm sâu sắc” cho các triển lãm sau này. Có như vậy
thì trong mớ bòng bong lần này, khi đã có vài hạt giống tốt được ươm
mầm, cây riêng tư sẽ trổ được hoa trái riêng biệt. Bởi với kỹ thuật và ý
thức làm việc liên tục, (nếu cộng thêm được quá trình tự đọc, tự học
nữa càng tốt), Nguyễn Văn Đủ xứng đáng để trở thành một họa sĩ thực
thụ và đáng trông đợi trong tương lai gần.
Họa sĩ Phương Quốc Trí cũng nhanh chân không kém, vì sợ giang hồ xí
mất tranh đẹp, nhưng có lẽ cũng hơi băn khoăn khi giá tranh của Đủ
hoàn toàn không “dễ xơi” chút nào. Sau khi khai mạc một ngày, nhà
sưu tập Lê Thái Sơn cũng đến xem, anh là người khá am hiểu về việc
làm giá tranh, chắc phải lắc đầu trước cái giá mà Đủ đưa ra.
...