![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 140.39 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng, qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều, đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 46-52 MỘT PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN TIẾC THƯƠNG NHỮNG NGÀY ĐÃ MẤT CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Lỗ Tấn (1881- 1936) là một trong số các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế hệ. Nghệ thuật tự sự với các phương thức trần thuật được lựa chọn, vận dụng sáng tạo là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nên nét độc đáo, thú vị của những trang truyện ngắn Lỗ Tấn, góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn thế giới. Dưới ngòi bút nhà văn, nhiều phương thức tự sự mới trên cơ sở kế thừa quá khứ đã được xác lập. Truyện ngắn Lỗ Tấn, một mặt thể hiện sự hấp thụ những thành phần hữu ích của văn học quá khứ, mặt khác thể hiện ý thức không ngừng thâu nhận rộng rãi những tinh hoa của văn học nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng, qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều, đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất. 2. Nội dung nghiên cứu Tiếc thương những ngày đã mất thuộc phương thức tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến - phương thức tự sự mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện. Mọi sự việc, tình tiết trong tác phẩm đều được kể lại bởi lời của người kể xưng “tôi” duy nhất ấy. “Tôi” là nhân vật tự trị bên trong câu chuyện, điểm nhìn của anh ta luôn là trung tâm định hướng cố định cho độc giả. Một khi câu chuyện được kể ra, có nghĩa là nó không tách rời ý thức của người kể. Thiếu vắng vai trò của “tôi”, rất có thể câu chuyện được mang một ý nghĩa khác. Đứng ở vị trí người kể chuyện, “tôi” không bị các nhân vật khác “nhìn”, chỉ có các nhân vật khác “bị nhìn” theo quan điểm của “tôi”. Mặt khác, cái “tôi”- người kể chuyện vốn tự thân nó đã có ý nghĩa “nhân đôi”, bởi vậy “tôi” còn là đối tượng của cái nhìn của chính “tôi”. Ở đây, cái “tôi” kể chuyện đồng nhất với cái “tôi” bị kể. Đến với các truyện ngắn thuộc phương thức tự sự theo điểm nhìn đơn tuyến của Lỗ Tấn, chúng ta không thấy xuất hiện kiểu cái “tôi” kể về “tôi” mà dửng dưng, 46 Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất... hững hờ như kể về một người xa lạ. Trái lại, ở đó luôn tồn tại cái “tôi” tuy nói về người khác nhưng chan chứa tâm tình. Đó là những cái “tôi” suy ngẫm, cái “tôi” độc thoại, cái “tôi” tự ý thức. Qua các tác phẩm, người đọc không chỉ thấy được “nhân vật - nó là ai” mà còn thấy được “nhân vật - nó ý thức về nó như thế nào”. Đặc biệt, được tạo dựng dựa trên những phạm vi đời sống quen thuộc, những chất liệu người thực, việc thực có liên quan ít nhiều với cuộc sống của nhà văn, các tác phẩm tự sự theo điểm nhìn đơn tuyến của Lỗ Tấn gợi cho người đọc ấn tượng ban đầu là tính xác thực cao. Khoảng cách giữa người kể chuyện với nhân vật chính luôn là khoảng cách được rút ngắn. Là thiên truyện tình cảm duy nhất trong Gào thét và Bàng hoàng, Tiếc thương những ngày đã mất kể lại câu chuyện tình có kết cục bi kịch của chính nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, “tôi” kể về người vợ quá cố của anh ta với những ăn năn, dằn vặt, đau khổ, hối hận của bản thân. Như nhiều tác phẩm khác của Lỗ Tấn, Tiếc thương những ngày đã mất có cốt truyện đơn giản. Theo suốt thiên truyện là sự hồi tưởng quá khứ, là tâm sự, cảm nghĩ của “tôi”. Thế giới nghệ thuật ở đây chủ yếu là thế giới của những cái đã qua được “lọc” qua kí ức của một người kể ưa suy tư, chiêm nghiệm. Điều tác phẩm hướng tới không phải chỉ là ngoại cảnh, là các biến cố, sự kiện “tôi” từng gặp, từng được tận mắt chứng kiến, mà chính là sự thể hiện ý nghĩ chủ quan của “tôi” về ngoại cảnh, là sự miêu tả cái ý thức về mình của “tôi”. Lời kể trong tác phẩm không phải kiểu lời “trần trụi sự kiện”. Người kể xưng “tôi” không những cho ta thấy những gì anh ta kể, mà còn cho thấy được cả bản thân người kể. Tác phẩm không phải chỉ diễn tả một câu chuyện, mà còn là sự diễn tả cái “tôi”. Sức cuốn hút của truyện không nằm ở cốt truyện, mà nằm ở những trạng huống tâm lý gợi cho người đọc nhiều điều phải suy nghĩ. Quyên Sinh - là “tôi” và Tử Quân - vợ “tôi” thuộc phần tử trí thức lớp mới, được thở hít bầu không khí dân chủ của thời đại - thời mà ý thức cá nhân, quyền tự do của con người được đề cao. Với mối tình nồng nàn, trong trắng, họ đã quyết tâm đoạn tuyệt truyền thống ngàn năm: “thoát khỏi tục lệ cũ” cùng những ngăn cấm của “gia đình chuyên chế”, bất chấp dư luận với những con mắt soi mói, khinh bạc của người đời, để thực hiện giấc mộng yêu đương tự do. Vượt bao trở ngại, giấc mộng đẹp của họ đã thành. Nhưng tiếc thay, hạnh phúc mong manh chẳng dễ gì có được ấy, không mấy chốc họ lại để tuột khỏi tầm tay. Khi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 46-52 MỘT PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ ĐẶC SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN TIẾC THƯƠNG NHỮNG NGÀY ĐÃ MẤT CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Lỗ Tấn (1881- 1936) là một trong số các tác gia truyện ngắn trên thế giới có tài hấp dẫn độc giả bao thế hệ. Nghệ thuật tự sự với các phương thức trần thuật được lựa chọn, vận dụng sáng tạo là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nên nét độc đáo, thú vị của những trang truyện ngắn Lỗ Tấn, góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn thế giới. Dưới ngòi bút nhà văn, nhiều phương thức tự sự mới trên cơ sở kế thừa quá khứ đã được xác lập. Truyện ngắn Lỗ Tấn, một mặt thể hiện sự hấp thụ những thành phần hữu ích của văn học quá khứ, mặt khác thể hiện ý thức không ngừng thâu nhận rộng rãi những tinh hoa của văn học nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng, qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều, đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất. 2. Nội dung nghiên cứu Tiếc thương những ngày đã mất thuộc phương thức tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến - phương thức tự sự mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện. Mọi sự việc, tình tiết trong tác phẩm đều được kể lại bởi lời của người kể xưng “tôi” duy nhất ấy. “Tôi” là nhân vật tự trị bên trong câu chuyện, điểm nhìn của anh ta luôn là trung tâm định hướng cố định cho độc giả. Một khi câu chuyện được kể ra, có nghĩa là nó không tách rời ý thức của người kể. Thiếu vắng vai trò của “tôi”, rất có thể câu chuyện được mang một ý nghĩa khác. Đứng ở vị trí người kể chuyện, “tôi” không bị các nhân vật khác “nhìn”, chỉ có các nhân vật khác “bị nhìn” theo quan điểm của “tôi”. Mặt khác, cái “tôi”- người kể chuyện vốn tự thân nó đã có ý nghĩa “nhân đôi”, bởi vậy “tôi” còn là đối tượng của cái nhìn của chính “tôi”. Ở đây, cái “tôi” kể chuyện đồng nhất với cái “tôi” bị kể. Đến với các truyện ngắn thuộc phương thức tự sự theo điểm nhìn đơn tuyến của Lỗ Tấn, chúng ta không thấy xuất hiện kiểu cái “tôi” kể về “tôi” mà dửng dưng, 46 Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất... hững hờ như kể về một người xa lạ. Trái lại, ở đó luôn tồn tại cái “tôi” tuy nói về người khác nhưng chan chứa tâm tình. Đó là những cái “tôi” suy ngẫm, cái “tôi” độc thoại, cái “tôi” tự ý thức. Qua các tác phẩm, người đọc không chỉ thấy được “nhân vật - nó là ai” mà còn thấy được “nhân vật - nó ý thức về nó như thế nào”. Đặc biệt, được tạo dựng dựa trên những phạm vi đời sống quen thuộc, những chất liệu người thực, việc thực có liên quan ít nhiều với cuộc sống của nhà văn, các tác phẩm tự sự theo điểm nhìn đơn tuyến của Lỗ Tấn gợi cho người đọc ấn tượng ban đầu là tính xác thực cao. Khoảng cách giữa người kể chuyện với nhân vật chính luôn là khoảng cách được rút ngắn. Là thiên truyện tình cảm duy nhất trong Gào thét và Bàng hoàng, Tiếc thương những ngày đã mất kể lại câu chuyện tình có kết cục bi kịch của chính nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, “tôi” kể về người vợ quá cố của anh ta với những ăn năn, dằn vặt, đau khổ, hối hận của bản thân. Như nhiều tác phẩm khác của Lỗ Tấn, Tiếc thương những ngày đã mất có cốt truyện đơn giản. Theo suốt thiên truyện là sự hồi tưởng quá khứ, là tâm sự, cảm nghĩ của “tôi”. Thế giới nghệ thuật ở đây chủ yếu là thế giới của những cái đã qua được “lọc” qua kí ức của một người kể ưa suy tư, chiêm nghiệm. Điều tác phẩm hướng tới không phải chỉ là ngoại cảnh, là các biến cố, sự kiện “tôi” từng gặp, từng được tận mắt chứng kiến, mà chính là sự thể hiện ý nghĩ chủ quan của “tôi” về ngoại cảnh, là sự miêu tả cái ý thức về mình của “tôi”. Lời kể trong tác phẩm không phải kiểu lời “trần trụi sự kiện”. Người kể xưng “tôi” không những cho ta thấy những gì anh ta kể, mà còn cho thấy được cả bản thân người kể. Tác phẩm không phải chỉ diễn tả một câu chuyện, mà còn là sự diễn tả cái “tôi”. Sức cuốn hút của truyện không nằm ở cốt truyện, mà nằm ở những trạng huống tâm lý gợi cho người đọc nhiều điều phải suy nghĩ. Quyên Sinh - là “tôi” và Tử Quân - vợ “tôi” thuộc phần tử trí thức lớp mới, được thở hít bầu không khí dân chủ của thời đại - thời mà ý thức cá nhân, quyền tự do của con người được đề cao. Với mối tình nồng nàn, trong trắng, họ đã quyết tâm đoạn tuyệt truyền thống ngàn năm: “thoát khỏi tục lệ cũ” cùng những ngăn cấm của “gia đình chuyên chế”, bất chấp dư luận với những con mắt soi mói, khinh bạc của người đời, để thực hiện giấc mộng yêu đương tự do. Vượt bao trở ngại, giấc mộng đẹp của họ đã thành. Nhưng tiếc thay, hạnh phúc mong manh chẳng dễ gì có được ấy, không mấy chốc họ lại để tuột khỏi tầm tay. Khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương thức tự sự đặc sắc Truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất Nhà văn Lỗ Tấn Nghệ thuật tự sự Truyện ngắn của Lỗ TấnTài liệu liên quan:
-
Phân tích hình ảnh đường mòn và vòng hoa trong Thuốc
2 trang 66 2 0 -
Nhật kí người điên của Lỗ Tấn và những tiếng kêu cứu
5 trang 65 1 0 -
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng
9 trang 42 0 0 -
Người kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu (Campuchia)
12 trang 38 2 0 -
Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc
2 trang 38 0 0 -
Phân tích nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn
5 trang 37 0 0 -
1 trang 31 0 0
-
Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên
9 trang 28 0 0 -
Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự
5 trang 25 0 0 -
Kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cõi nhân gian của Nguyễn Phúc Lộc Thành
14 trang 24 0 0