Danh mục

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG VI LẠC THÚ Ở ĐỜI

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.85 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG VI LẠC THÚ Ở ĐỜI 1. VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC Ở đời, ta có thể hưởng thụ được nhiều thứ lắm: ta hưởng thụ cái bản thân của ta, hưởng thụ đời sống gia đình, hưởng thụ cây cỏ, hoa lá, mây ráng, dòng nước uốn khúc, ngọn thác cuồn cuộn, và thiên hình vạn trạng trong vũ trụ; ngoài ra ta còn hưởng thụ thi ca, nghệ thuật, trầm tư, tình bạn, đàm đạo, sách vở, những cái này đều là những hình thức cảm thông của tâm hồn. Có những lạc thú dễ thấy như một bữa ăn ngon,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp - CHƯƠNG VI LẠC THÚ Ở ĐỜI CHƯƠNG VI LẠC THÚ Ở ĐỜI 1. VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC Ở đời, ta có thể hưởng thụ được nhiều thứ lắm: ta hưởng thụ cái bản thân của ta, hưởng thụ đời sống gia đình, hưởng thụ cây cỏ, hoa lá, mây ráng, dòng nước uốn khúc, ngọn thác cuồn cuộn, và thiên hình vạn trạng trong vũ trụ; ngoài ra ta còn hưởng thụ thi ca, nghệ thuật, trầm tư, tình bạn, đàm đạo, sách vở, những cái này đều là những hình thức cảm thông của tâm hồn. Có những lạc thú dễ thấy như một bữa ăn ngon, một buổi họp vui vẻ, một buổi đoàn tụ trong gia đình, một buổi dạo xuân; có những lạc thú không hiện rõ như thi ca, nghệ thuật, trầm tư. Nhưng tôi không thể phân biệt được lạc thú ra làm hai loại tinh thần và vật chất, vì tôi không tin rằng sự phân biệt như vậy là đúng và cũng vì mỗi khi tôi muốn phân biệt thì tôi thấy lúng túng. Chẳng hạn khi thấy một bọn người già trẻ, trai gái vui vẻ ăn trên bãi cỏ trong một cuộc dạo cảnh thiên nhiên thì trong cái vui của họ, phần nào thuộc về vật chất, phần nào thuộc về tinh thần? Tôi thấy một em nhỏ lăn trên bãi cỏ, một em khác kết bông, bà mẹ chúng ăn một cái bánh, một ông chú hay ông bác của chúng cắt một trái táo đỏ và thơm tho, còn ba chúng thì nằm ra ngó mây trôi, ông nội của chúng phì phà ống điếu. Đâu đó có người quay dĩa hát và tiếng nhạc hoà tiếng sóng văng vẳng đưa lại. Bao nhiêu cái vui, cái nào là vật chất, cái nào là tinh thần? Phân biệt cái thú ăn uống hoặc ngắm cảnh với cái thú ngâm thơ, có phải là một việc dễ không? Nghe nhạc có phải là một cái thú cao thượng hơn hút thuốc ngon không? Mà người ta vẫn cho thú trên là thú tinh thần, thú dưới là vật chất. Vậy theo tôi sự phân loại như vậy mơ hồ, khó hiểu, lầm lẫn. Nó căn cứ vào một thứ triết học phân biệt tinh thần và nhục thể mà không nghiên cứu kĩ những hoan lạc của ta. Tôi cho mục đích chính đáng của sinh hoạt là sự hưởng thụ; có lẽ giả định đó có phần quá đáng chăng? Giản dị quá nhỉ? Vâng, vì nó như vậy đấy. Tôi còn do dự không muốn dùng tiếng “mục đích” vì tiếng đó hàm cái nghĩa bó buộc, gắng sức, mà hưởng thụ chỉ là một thái độ rất tự nhiên. Vấn đề mà mọi người đặt ra ở trên cõi đời này không phải là làm sao cố gắng đạt được mục đích của đời sống mà là làm gì trong cái khoảng đời người trung bình là năm, sáu chục năm này. Tổ chức đời sống đó ra sao để tìm được nhiều hạnh phúc; vấn đề đó rất thực tế chứ không có tính cách siêu hình học. Mặc khác tôi nghĩ rằng những triết gia nào tính giải quyết vấn đề mục đích của nhân sinh là mắc vào cái tật lí luận sai về nguyên tắc vì đáng lẽ phải chứng minh rằng đời người có mục đích thì các nhà đó lại giả định rằng nó có mục đích. Vấn đề đó mà các nhà tư tưởng phương Tây đã bao lần đem ra tranh luận, sở dĩ được coi là quan trọng có lẽ do ảnh hưởng của môn thần học; và nội một điều là người ta rán giải quyết nó, cãi nhau vì nó, lúng túng vì nó, cũng đủ cho ta thấy rằng nó hão huyền, không sao giải được. Nếu đời người quả thực có mục đích thì có đâu mục đích lại mơ hồ, khó kiếm đến như vậy. Người ta có thể đặt vấn đề theo hai cách: một là mục đích đó đã được Thượng Đế quyết định rồi, hai là nó do con người lựa chọn lấy. Tôi không xét quan niệm thứ nhất vì cái mà cho là ý chí của Thượng Đế đó, nhất định là do óc chúng ta nghĩ ra, chúng ta tưởng tượng rằng Thượng Đế có ý nghĩ đó; vả lại nếu Thượng Đế có một ý chí nào thì làm sao mà trí khôn của phàm nhân chúng ta có thể đoán được. Lí luận cái kiểu đó (đem ý nghĩ của ta gán cho Thượng Đế) thì kết quả là sẽ coi Thượng Đế như một viên Thượng sĩ trong quân đội của chúng ta, biến Thượng Đế thành một vị ái quốc cuồng nhiệt hơn chúng ta nữa. Ta quan niệm Thượng Đế như vậy thì Thượng Đế không thể định một “thiên vận” cho thế giới hoặc châu Âu được, mà chỉ có thể định một “thiên vận” cho tổ quốc thân yêu của chúng ta thôi. Thượng Đế luôn luôn “mit uns” chứ không thể “mit ihnen”1[1] được. Nhưng không phải chỉ có người Đức là nghĩ như vậy; người Pháp, người Anh cũng cho rằng Thượng Đế đứng về phe mình nữa. Về quan niệm thứ nhì, tranh điểm không phải là mục đích đời sống “ra sao”, mà là mục đích đời sống “phải ra sao”; vậy đây là một vấn đề thực tế chứ không phải siêu hình. Mỗi người đưa ý kiến, đưa trị giai (tức thang giá trị: échelle des valeurs) của mình ra. Vì trị giai của mỗi người một khác nên chúng ta cãi nhau. Riêng phần tôi, xin nguyện chỉ thực tế thôi, không dám mong làm một triết gia cao siêu. Tôi không định trước rằng đời người phải có một mục đích, một ý nghĩa. Như Walt Whitman đã nói: “Cá nhân tôi ra sao thì tôi mãn nguyện như vậy”. Tôi cũng mãn nguyện rằng được sống – có lẽ vài chục năm – rằng vạn vật tồn tại. Xét dưới gốc cạnh đó thì vấn đề hoá ra giản dị lạ lùng và chỉ có thể có một giải đáp. Mục đích đời là gì, nếu không phải là hưởng lạc? Kì dị thay, vấn đề hạnh phúc, vấn đề hưởng lạc đó được các triết gia phi tôn giáo rất quan tâm tới mà lại bị các tư tưởng gia Ki Tô hoàn toàn không bàn tới. Các nhà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: