Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 941.00 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm trao đổi về những thành tố của năng lực dạy học cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học, minh hoạ cụ thể cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được áp dụng từ năm học 2020-2021; đòi hỏi giáo viên cần đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo sư phạm hiện nay chính là những Thầy Cô giáo thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Ngay từ bây giờ, sinh viên sư phạm cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về dạy học theo chương trình mới. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học nói chung là cần thiết hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi trao đổi về những thành tố của năng lực dạy học cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học, minh hoạ cụ thể cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán. Từ khóa: năng lực dạy học, giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm Toán, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Mở đầu GD-ĐT là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia. Để xây dựng và phát triển đất nước, mọi quốc gia trên thế giới đều cần chủ động đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo. Ở Việt Nam, Nghị quyết 29 nêu rõ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vấn đề cấp thiết là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện,…[7]. Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư, nghị định thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và có khả năng tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước [1]. Để thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông 2018, đào tạo ra thế hệ công dân đáp ứng với những đổi thay của xã hội, phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay, đòi hỏi giáo viên (GV) phải có những kĩ năng, năng lực phù hợp với sự phát triển đó. Trong những năm qua, các trường đại học sư phạm đã luôn đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo, thực hiện đánh giá cơ sở giáo dục cũng như đánh giá chương trình đào tạo để tiến hành cải tiến, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới 1. TS., Trường Đại học Quảng Nam 75 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM giáo dục phổ thông 2018, trong tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như những tác động của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi GV cần có nhiều những kĩ năng, năng lực hơn nữa; nhất là năng lực dạy học, đáp ứng những đổi thay của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV sư phạm, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với các trường đào tạo GV. Trong bài báo này, chúng tôi làm sáng tỏ những năng lực dạy học cần thiết cho người GV hiện nay, cách thức bồi dưỡng những năng lực đó cho SV sư phạm, thể hiện trong trường hợp sinh viên sư phạm Toán. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT (2018) nhằm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng với sự phát triển của xã hội hiện nay, với mục tiêu cụ thể như sau [1]: - Giúp HS phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Với mỗi cấp học khác nhau, mục tiêu của chương trình cũng được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của các em HS. Cụ thể: + Ở tiểu học, mục tiêu của chương trình mới là hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền tảng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. + Ở THCS, mục tiêu là phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở tiểu học, giúp các em tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. + Ở THPT, mục tiêu là tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, có ý thức và nhân cách công dân; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 2.1.2. Mục tiêu của chương trình môn Toán 2018 76 PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao, hiện là một trong những môn học bắt buộc của chương trình phổ thông 2018 từ cấp tiểu học đến trung học cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được áp dụng từ năm học 2020-2021; đòi hỏi giáo viên cần đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo sư phạm hiện nay chính là những Thầy Cô giáo thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Ngay từ bây giờ, sinh viên sư phạm cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về dạy học theo chương trình mới. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học nói chung là cần thiết hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi trao đổi về những thành tố của năng lực dạy học cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học, minh hoạ cụ thể cho trường hợp sinh viên sư phạm Toán. Từ khóa: năng lực dạy học, giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm Toán, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Mở đầu GD-ĐT là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia. Để xây dựng và phát triển đất nước, mọi quốc gia trên thế giới đều cần chủ động đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo. Ở Việt Nam, Nghị quyết 29 nêu rõ giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vấn đề cấp thiết là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới từ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện,…[7]. Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư, nghị định thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và có khả năng tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước [1]. Để thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông 2018, đào tạo ra thế hệ công dân đáp ứng với những đổi thay của xã hội, phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay, đòi hỏi giáo viên (GV) phải có những kĩ năng, năng lực phù hợp với sự phát triển đó. Trong những năm qua, các trường đại học sư phạm đã luôn đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo, thực hiện đánh giá cơ sở giáo dục cũng như đánh giá chương trình đào tạo để tiến hành cải tiến, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới 1. TS., Trường Đại học Quảng Nam 75 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM giáo dục phổ thông 2018, trong tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, trong thời đại bùng nổ thông tin cũng như những tác động của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi GV cần có nhiều những kĩ năng, năng lực hơn nữa; nhất là năng lực dạy học, đáp ứng những đổi thay của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực dạy học cho SV sư phạm, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với các trường đào tạo GV. Trong bài báo này, chúng tôi làm sáng tỏ những năng lực dạy học cần thiết cho người GV hiện nay, cách thức bồi dưỡng những năng lực đó cho SV sư phạm, thể hiện trong trường hợp sinh viên sư phạm Toán. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1.1. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT (2018) nhằm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng với sự phát triển của xã hội hiện nay, với mục tiêu cụ thể như sau [1]: - Giúp HS phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Với mỗi cấp học khác nhau, mục tiêu của chương trình cũng được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của các em HS. Cụ thể: + Ở tiểu học, mục tiêu của chương trình mới là hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền tảng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. + Ở THCS, mục tiêu là phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở tiểu học, giúp các em tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. + Ở THPT, mục tiêu là tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, có ý thức và nhân cách công dân; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 2.1.2. Mục tiêu của chương trình môn Toán 2018 76 PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao, hiện là một trong những môn học bắt buộc của chương trình phổ thông 2018 từ cấp tiểu học đến trung học cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực dạy học Đào tạo sinh viên sư phạm Toán Chương trình giáo dục phổ thông mới Kĩ năng về dạy học theo chương trình mới Quản lý giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 297 0 0
-
174 trang 276 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
26 trang 199 0 0
-
98 trang 196 0 0
-
119 trang 193 0 0
-
122 trang 192 0 0
-
162 trang 176 0 0
-
132 trang 164 0 0