Danh mục

Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học An Giang

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu vài nét về thực tiễn và nêu biện pháp để nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Đại học An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học An Giang VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thị Hồng Phương - Trường Đại học An Giang Ngày nhận bài: 12/09/2018; ngày sửa chữa: 16/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018. Abstract: Training pedagogical skills for students is one of the core contents of the pedagogical training curriculum in general and training of primary teachers in particular. Through studying this content, students are equipped with necessary pedagogical skills before practicing in high school, at the same time, students also develop their own competencies and successfully complete the work of an elementary school teacher. In this article, we introduce current status and offer some measures to improve the quality of training pedagogical skills for students in Primary Education at An Giang University. Keywords: Pedagogical skill, primary education, An Giang University. 2.1.1. Về nội dung, chương trình đào tạo Năm 2010, Trường Đại học An Giang đã chuyển quá trình đào tạo hệ cao đẳng, đại học chính quy từ niên chế sang học chế tín chỉ. Năm 2015, Trường tiếp tục triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO nhằm: thực hiện sứ mệnh là Trung tâm đào tạo nhân lực đa ngành, đa trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, của cả nước trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế [1]; đồng thời nỗ lực để khẳng định tầm nhìn là: Trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ có uy tín trong cả nước và ngang tầm với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, với đội ngũ giảng viên (GV) chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ đắc lực cho sự phát triển toàn diện vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế [1]. Trên cơ sở đó, bộ môn GDTH đã hai lần cải tiến chương trình nhằm đào tạo ra những SV có kiến thức, kĩ năng, phẩm chất nghề nghiệp, năng lực thực hành, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Nội dung rèn luyện NVSP được thực hiện với hai hình thức: lí thuyết và thực hành. Về lí thuyết, SV ngành GDTH được nghiên cứu lí thuyết về NVSP thông qua các học phần như: Tâm lí học đại cương; Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm; Giáo dục học 1; Giáo dục học 2; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1; Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1; Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 1; Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2; Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 1, 2,... Khi dạy học các học phần này, GV đã tích cực tổ chức cho SV tiếp 1. Mở đầu Có thể hiểu, nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là toàn bộ hệ thống tri thức, kĩ năng và các phẩm chất nghề nghiệp mà giáo viên cần có. Thông qua NVSP thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, là tiêu chuẩn quan trọng giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học. Rèn luyện NVSP là một quá trình cần diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình đào tạo giáo viên. Thông qua rèn luyện NVSP, năng lực sư phạm của sinh viên (SV) được hình thành và rèn luyện thường xuyên; SV được trang bị các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục cần thiết trước khi đi thực tập sư phạm ở các trường phổ thông. Vì vậy, song song với quá trình tổ chức cho SV học tập tri thức, các trường sư phạm cần chú trọng tổ chức cho SV rèn luyện NVSP ngay từ năm thứ nhất. Trong những năm gần đây, khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang đã đặc biệt quan tâm đến công tác rèn luyện NVSP cho SV ngành Giáo dục tiểu học (GDTH). Nội dung và phương pháp dạy học các học phần cơ sở như: Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học,... không ngừng cải tiến; học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên 1, 2 được bổ sung vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên, qua thực tế quan sát, dự giờ SV thực tập ở các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy SV còn hạn chế về trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học, khả năng bao quát, quản lí lớp học,... Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay, nhà trường cần đánh giá lại thực trạng để có những biện pháp cụ thể trong công tác rèn luyện NVSP cho SV ngành GDTH. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Đại học An Giang 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 6-9 cận với hoạt động như: tập soạn giáo án, tập giảng, thiết kế đồ dùng học tập, thiết kế giáo án điện tử,... Về thực hành kĩ năng NVSP, SV có điều kiện thâm nhập, tìm hiểu thực tế thông qua các hình thức như: rèn luyện NVSP thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm. Học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên ở phổ thông 1, 2 được đưa vào chương trình đào tạo của nhà trường từ năm học 2016-2017. Rèn l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: