Danh mục

Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường nghề đang là vấn đề cấp thiết. Để nâng cao chất lượng đào tạo cần nâng cao chất lượng nghề của đội ngũ giáo viên. Từ thực tiễn hoạt động đào tạo, trong bài báo này chúng tôi trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường nghề của Vĩnh phúc trong giao đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Phúc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 88-93 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNCÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH VĨNH PHÚC Lê Chí Dũng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc E-mail: dungtn2011@gmail.com Tóm tắt. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang là một trong những tỉnh đi đầu trong toàn quốc về việc phát triển công nghiệp. Hiện nay trong Tỉnh có 10 khu công nghiệp đang hoạt động. Nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề cao đang là rất lớn. Trên địa bàn Tỉnh có gần 50 các trường đào tạo và cơ sở dạy nghề. Việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường nghề đang là vấn đề cấp thiết. Để nâng cao chất lượng đào tạo cần nâng cao chất lượng nghề của đội ngũ giáo viên. Từ thực tiễn hoạt động đào tạo, trong bài báo này chúng tôi trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghề cho đội ngũ giáo viên các trường nghề của Vĩnh phúc trong giao đoạn hiện nay. Từ khóa: Biện pháp, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề giáo viên 1. Mở đầu Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 10 khu công nghiệp tổng diện tích 2.284 ha với trên 1200 doanh nghiệp đang hoạt động. Với mục tiêu vào những năm 2020, Vĩnh Phúc cơ bản phát triển thành tỉnh công nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào các Trường đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có thể đào tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu hàng trăm ngàn người lao động có chất lượng, có tay nghề cho các khu công nghiệp đang có nguy cơ thiếu lao động qua đào tạo trầm trọng. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên của các trường đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, việc củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường Cao đẳng, 3 trường Trung cấp, 14 Trung tâm dạy nghề, 10 trường Trung học chuyên nghiệp và 16 cơ sở dạy nghề. Tất cả các trường đào tạo nghề và các cơ sở dạy nghề luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Trong tổng số 1.268 giáo viên đang công tác tại các trường dạy nghề, có 88 Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên... đến 1.138 giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chiếm tỷ lệ 89,7%. Chất lượng đào tạo nghề những năm qua đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh lên lớp bình quân đạt 97,6%, tốt nghiệp các khoá dài hạn chính quy đạt 96%. Thực hiện được điều đó, trong những năm qua UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo cho các sở ban ngành đặc biệt là Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các Trường, các cơ sở dạy nghề trong việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các Trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của các doanh nghiệp. Từ thực tiễn hoạt động đào tạo, chúng tôi tổng kết một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong các cơ sở đào tạo nghề của Tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số biện pháp 2.1.1. Tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên Tháng 12/2010 Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nước ngoài (APEFE) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Gắn kết với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề - Kinh nghiệp của Bỉ và Việt Nam” tại Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hội thảo là nơi hội tụ các chuyên gia quản lý dạy nghề của Bỉ và Việt Nam, đại diện các trường, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp và đại diện các đơn vị có liên quan nhằm trao đổi kinh nghiệp về việc gắn kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tại Hội thảo các đại biểu đại diện cho phía các trường và phía doanh nghiệp đều có những bài tham luận nêu lên thực trạng về việc gắn kết giữa các trường nghề với doanh nghiệp và vấn đề đào tạo có gắn với nhu cầu sử dụng không, có đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hay không. Phần lớn các ý kiến tham luận đều cho rằng trong thời gian gần đây việc các nhà trường dạy nghề và các doanh nghiệp đã tự tìm đến nhau và xây dựng được một số chương trình hợp tác, liên kết nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ lần nhau để cùng phát triển, tuy nhiên hiệu quả của việc này là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: