Danh mục

Một số biện pháp phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.87 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu vào các vấn đề sau: Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm; Biện pháp phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên, cụ thể là: đào tạo giáo viên bằng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu về mô hình GV để phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Sư Phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biện pháp phát huy vai trò của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(10), 18-22 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Trương Thị Bích Email: bichtt@vnu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 18/02/2022 The context of globalization and international integration poses new Accepted: 01/4/2022 requirements regarding the quality of human resources, thereby requiring the Published: 20/5/2022 improvement of the quality of teacher training in pedagogical universities. International experience shows that training teachers through scientific Keywords research proves to be an effective method. In that direction, this study delves Teacher training, research- into a number of measures to promote the role of scientific research in teacher orientation, research training, meeting the requirements of general education innovation. If these orientation in teacher measures are well implemented, they will contribute to promoting the role of training, professional scientific research in teacher training. development for teacher 1. Mở đầu Bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay đã khẳng định, nghiên cứu khoa học (NCKH) đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Trong lĩnh vực giáo dục, khi định hướng đào tạo giáo viên (ĐTGV) ở nước ta ngày càng nhấn mạnh vào những yêu cầu như “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “hội nhập quốc tế”, thì việc thực hiện tốt NCKH trong ĐTGV sẽ là một điều kiện quan trọng để hiện thực hóa triết lí đó. Người học trong thế kỉ XXI không chỉ đòi hỏi có thêm nhiều tri thức, mà còn mong muốn có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo ra tri thức. Vì thế, điều người học thực sự cần là phương pháp suy nghĩ, sự độc lập tìm kiếm và phát hiện tri thức. Vấn đề đổi mới ĐTGV trong các trường đại học sư phạm (ĐHSP) những năm gần đây đã được các nhà quản lí giáo dục, các nhà khoa học, các nhà xây dựng chính sách về giáo dục, các GV có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề dạy học, các nghiên cứu sinh,… đặc biệt quan tâm. Ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau, các tác giả đã đề xuất các biện pháp, các kĩ thuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GV. Từ đặc điểm, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực trạng năng lực dạy học của sinh viên ĐHSP, tác giả Hà Thị Lan Hương (2019) đã đề xuất hệ thống biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên, góp phần đổi mới ĐTGV trong các trường ĐHSP. Tác giả Nguyễn Thị Kim Chung (2018) đã tập trung xây dựng các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm. Tác giả Lê Đình Trung và Đoàn Nguyệt Linh (2017) đã có bài viết khá toàn diện về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ĐTGV ở các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, nhiều trường ĐHSP, các viện nghiên cứu đã liên tục diễn ra các hội thảo khoa học về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng ĐTGV, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông. Các tác giả Nguyễn Thanh Bình (2016), Đỗ Ngọc Thống (2016), Nguyễn Thu Tuấn (2016), Nghiêm Đình Vỳ (2016) trong Hội thảo khoa học “Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới” do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức đã đề xuất được những giải pháp về đổi mới chương trình và phương thức ĐTGV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong hầu hết các bài viết, các hội thảo khoa học về đổi mới ĐTGV, vấn đề đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông qua NCKH chưa được các tác giả quan tâm. Đây là “khoảng trống” không nhỏ mà NCKH giáo dục trong thời gian tới cần giải quyết. Vào những năm đầu thế kỉ XXI, một số nhà quản lí đại học kêu gọi cần có một thế hệ giảng viên thường xuyên quan tâm thu hút sinh viên cùng tham gia nghiên cứu hoặc có thể tiến hành những cuộc khảo sát riêng rẽ nhằm tạo ra một cộng đồng học thuật giữa những người dạy và những người học ở môi trường đại học. Giảng viên phải là những người vừa hiểu thấu đáo về chuyên ngành của mình, vừa biết rõ ngành học ấy có thể được học như thế nào thông qua việc dành thời gian để nghiên cứu những vấn đề giáo dục, đưa ra những đề xuất cho hoạt động giáo dục đại học, chia sẻ với đồng nghiệp về những kết quả nghiên cứu của mình (Bain, 2008). 18 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(10), 18-22 ISSN: 2354 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: