Một số biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.40 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu và chỉ ra các phương diện biểu hiện chủ yếu của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ của tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới: Nhà văn sử dụng với mật độ lớn ngôn ngữ so sánh, ví von mang tính hình tượng cao, vận dụng tự nhiên, nhuần nhị thành ngữ, tục ngữ của đồng bào dân tộc miền núi, mô phỏng, tái hiện lối diễn đạt của người dân tộc thiểu số, khơi gợi không khí, sắc vẻ cuộc sống và con người miền núi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 120 - 129 MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ MIỀN NÚI SAU ĐỔI MỚI Điêu Thị Tú Uyên Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bản sắc dân tộc là yếu tố làm nên nét đặc trưng, giá trị cốt lõi, độc đáo của ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới. Bài viết tìm hiểu và chỉ ra các phương diện biểu hiện chủ yếu của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ của tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới: nhà văn sử dụng với mật độ lớn ngôn ngữ so sánh, ví von mang tính hình tượng cao; vận dụng tự nhiên, nhuần nhị thành ngữ, tục ngữ của đồng bào dân tộc miền núi; mô phỏng, tái hiện lối diễn đạt của người dân tộc thiểu số, khơi gợi không khí, sắc vẻ cuộc sống và con người miền núi. Từ khóa: Bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tiểu thuyết, miền núi, sau đổi mới. 1. Đặt vấn đề Bản sắc dân tộc được hiểu là các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lâu dài của dân tộc và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới (1986), với ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo của miền núi và dân tộc, các nhà văn đã có nhiều cố gắng thể hiện và khẳng định bản sắc dân tộc trên nhiều phương diện của thể loại như đề tài, cảm hứng nghệ thuật, cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật… Trong đó, ngôn ngữ là phương diện thể hiện nổi bật bản sắc dân tộc. Sự mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, thi vị, giàu tính hình tượng cùng sức khơi gợi từ trong chiều sâu những giá trị văn hóa đặc sắc trong ngôn ngữ đã giúp độc giả nhận ra đặc trưng văn hóa vùng miền khá rõ nét. Bản sắc dân tộc đã trở thành nét đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ phân tích một số biểu hiện nổi bật nhất của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ của những tiểu thuyết tiêu biểu viết về miền núi thời kì sau đổi mới. 2. Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới 2.1. Bản sắc dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ so sánh mang tính hình tượng cao Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tưởng tượng, liên tưởng và gợi lên được các biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con người được miêu tả trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ của các tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới thể hiện tính hình tượng cao. Đó là các yếu tố ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình, khơi gợi một cách cụ thể, sinh động hiện thực và con người miền núi. Tính hình tượng của Ngày nhận bài: 2/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên lạc: Điêu Thị Tú Uyên- mail: tuuyentbu@gmail.com 120 ngôn ngữ được tạo nên từ việc các nhà văn sử dụng với mật độ lớn phương thức so sánh, ví von, trong cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Điều này có cơ sở từ cách tư duy của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là cách tư duy trực giác, tư duy vật chất hóa. Các sự vật, hiện tượng, khái niệm trừu tượng thường được chuyển hóa, được cắt nghĩa bằng cách so sánh với các hình ảnh vật chất cụ thể, dễ hiểu, gần gũi trong cuộc sống xung quanh. Các nhà văn đã vận dụng lối tư duy đặc trưng này của người miền núi để sáng tạo ngôn ngữ cho tác phẩm của mình. Hiện thực đời sống (tự nhiên và xã hội) và tâm tư, tình cảm của con người được họ quan sát, mô tả hết sức cụ thể, sống động qua các hình ảnh so sánh, ví von. So sánh được dùng nhiều nhất trong ngôn ngữ trần thuật, khi miêu tả thiên nhiên, con người. Các hình ảnh so sánh sinh động khiến cảnh thiên nhiên miền núi vốn đã đẹp càng trở nên thi vị hay hùng vĩ hơn trong hình dung của độc giả: “Núi như những chàng khổng lồ khoác vai nhau giăng tận chân trời. Xen kẽ những ngọn đồi, và cánh đồng màu mỡ, những thảm nương xanh mướt khi mùa đang xanh… đâu đâu cũng đồi núi điệp trùng. Sương như mây phủ kín những đỉnh non cao...” [17,32]; “Thác Phja Bjooc đổ xuống từ độ cao gần sáu mươi sải tay. Triệu triệu những bụi nước từ dòng thác như tấm lưới khổng lồ tung lên trời cao, rồi trùm xuống vạn vật cách nó cả trăm thước” [16,442]. Qua cách so sánh, cảnh thiên nhiên có lúc hiện lên dịu dàng đầy vẻ lãng mạn: “Buổi sáng trên cao nguyên dịu dàng như cô dâu trong ngày cưới” [10,68], có lúc lại hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh mẽ: “… những giọt nước trên lớp cỏ vùi trong sương mù... Khi lờ lững, lúc cuộn như sóng băng qua những thung sâu, vượt lên những đỉnh núi như đàn ngựa tung vó, khiến ánh trăng thu vốn sáng là vậy phút chốc trở nên mờ tối” [16,142]. Ngôn ngữ kể, tả của nhiều tiểu thuyết qua phương thức so sánh trở nên giàu tính tạo hìn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số biểu hiện của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 120 - 129 MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ MIỀN NÚI SAU ĐỔI MỚI Điêu Thị Tú Uyên Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bản sắc dân tộc là yếu tố làm nên nét đặc trưng, giá trị cốt lõi, độc đáo của ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới. Bài viết tìm hiểu và chỉ ra các phương diện biểu hiện chủ yếu của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ của tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới: nhà văn sử dụng với mật độ lớn ngôn ngữ so sánh, ví von mang tính hình tượng cao; vận dụng tự nhiên, nhuần nhị thành ngữ, tục ngữ của đồng bào dân tộc miền núi; mô phỏng, tái hiện lối diễn đạt của người dân tộc thiểu số, khơi gợi không khí, sắc vẻ cuộc sống và con người miền núi. Từ khóa: Bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tiểu thuyết, miền núi, sau đổi mới. 1. Đặt vấn đề Bản sắc dân tộc được hiểu là các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lâu dài của dân tộc và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới (1986), với ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo của miền núi và dân tộc, các nhà văn đã có nhiều cố gắng thể hiện và khẳng định bản sắc dân tộc trên nhiều phương diện của thể loại như đề tài, cảm hứng nghệ thuật, cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật… Trong đó, ngôn ngữ là phương diện thể hiện nổi bật bản sắc dân tộc. Sự mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, thi vị, giàu tính hình tượng cùng sức khơi gợi từ trong chiều sâu những giá trị văn hóa đặc sắc trong ngôn ngữ đã giúp độc giả nhận ra đặc trưng văn hóa vùng miền khá rõ nét. Bản sắc dân tộc đã trở thành nét đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi từ sau đổi mới. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ phân tích một số biểu hiện nổi bật nhất của bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ của những tiểu thuyết tiêu biểu viết về miền núi thời kì sau đổi mới. 2. Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới 2.1. Bản sắc dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ so sánh mang tính hình tượng cao Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tưởng tượng, liên tưởng và gợi lên được các biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con người được miêu tả trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ của các tiểu thuyết viết về miền núi sau đổi mới thể hiện tính hình tượng cao. Đó là các yếu tố ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình, khơi gợi một cách cụ thể, sinh động hiện thực và con người miền núi. Tính hình tượng của Ngày nhận bài: 2/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên lạc: Điêu Thị Tú Uyên- mail: tuuyentbu@gmail.com 120 ngôn ngữ được tạo nên từ việc các nhà văn sử dụng với mật độ lớn phương thức so sánh, ví von, trong cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Điều này có cơ sở từ cách tư duy của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là cách tư duy trực giác, tư duy vật chất hóa. Các sự vật, hiện tượng, khái niệm trừu tượng thường được chuyển hóa, được cắt nghĩa bằng cách so sánh với các hình ảnh vật chất cụ thể, dễ hiểu, gần gũi trong cuộc sống xung quanh. Các nhà văn đã vận dụng lối tư duy đặc trưng này của người miền núi để sáng tạo ngôn ngữ cho tác phẩm của mình. Hiện thực đời sống (tự nhiên và xã hội) và tâm tư, tình cảm của con người được họ quan sát, mô tả hết sức cụ thể, sống động qua các hình ảnh so sánh, ví von. So sánh được dùng nhiều nhất trong ngôn ngữ trần thuật, khi miêu tả thiên nhiên, con người. Các hình ảnh so sánh sinh động khiến cảnh thiên nhiên miền núi vốn đã đẹp càng trở nên thi vị hay hùng vĩ hơn trong hình dung của độc giả: “Núi như những chàng khổng lồ khoác vai nhau giăng tận chân trời. Xen kẽ những ngọn đồi, và cánh đồng màu mỡ, những thảm nương xanh mướt khi mùa đang xanh… đâu đâu cũng đồi núi điệp trùng. Sương như mây phủ kín những đỉnh non cao...” [17,32]; “Thác Phja Bjooc đổ xuống từ độ cao gần sáu mươi sải tay. Triệu triệu những bụi nước từ dòng thác như tấm lưới khổng lồ tung lên trời cao, rồi trùm xuống vạn vật cách nó cả trăm thước” [16,442]. Qua cách so sánh, cảnh thiên nhiên có lúc hiện lên dịu dàng đầy vẻ lãng mạn: “Buổi sáng trên cao nguyên dịu dàng như cô dâu trong ngày cưới” [10,68], có lúc lại hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh mẽ: “… những giọt nước trên lớp cỏ vùi trong sương mù... Khi lờ lững, lúc cuộn như sóng băng qua những thung sâu, vượt lên những đỉnh núi như đàn ngựa tung vó, khiến ánh trăng thu vốn sáng là vậy phút chốc trở nên mờ tối” [16,142]. Ngôn ngữ kể, tả của nhiều tiểu thuyết qua phương thức so sánh trở nên giàu tính tạo hìn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bản sắc dân tộc Nhuần nhị thành ngữ Ngôn ngữ tiểu thuyết viết Đồng bào dân tộc miền núi Ngôn ngữ so sánh mang tính hình tượng caoGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 53 0 0
-
Bản sắc dân tộc và sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.
5 trang 43 0 0 -
Tìm hiểu về bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại: Phần 1
231 trang 28 0 0 -
Trang phục truyền thống Việt Nam
42 trang 27 0 0 -
6 trang 27 0 0
-
Tiểu luận 'Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở'
26 trang 27 0 0 -
Tiểu luận Triết học số 67 - Lịch sử và kiến trúc Hà Nội
13 trang 25 0 0 -
Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Phần 2
560 trang 23 0 0 -
Tiểu luận 'Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở'
26 trang 23 0 0 -
Công giáo và tiếp xúc văn hóa Đông - Tây
8 trang 22 0 0