Một số chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả CAM (Citrus sinensis Linn.Osbeck) giống cam sông con trồng tại Yên Định, Thanh Hóa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 197.40 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo nghiên cứu xác định tốc độ sinh trưởng (thể tích quả, khối lượng thịt quả) và sự chuyển hóa của một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả cam giống Sông Con, trồng tại Yên Định Thanh Hóa, như hệ sắc tố vỏ quả, vitamin C, đường khử, tinh bột, pectin, axit hữu cơ tổng số, axit citric.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả CAM (Citrus sinensis Linn.Osbeck) giống cam sông con trồng tại Yên Định, Thanh Hóa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 89-98 MỘT SỐ CHUYỂN HÓA SINH LÝ, HÓA SINHTHEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ CAM (Citrus sinensis Linn.Osbeck) GIỐNG CAM SÔNG CON TRỒNG TẠI YÊN ĐỊNH, THANH HÓA Nguyễn Như Khanh(∗) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Lê Văn Trọng Trường Đại học Hồng Đức (∗) Email: nhunguyenkhanh02@yahoo.com.vn Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu xác định tốc độ sinh trưởng (thể tích quả, khối lượng thịt quả) và sự chuyển hóa của một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả cam giống Sông Con, trồng tại Yên Định Thanh Hóa, như hệ sắc tố vỏ quả, vitamin C, đường khử, tinh bột, pectin, axit hữu cơ tổng số, axit citric. Dựa vào các chỉ số đó, chúng tôi đã xác định được thời điểm chín sinh lý, khi quả đã ngừng sinh trưởng và tích lũy được hầu như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu. Đối với quả cam giống Sông Con, trồng tại Yên Định, Thanh Hóa, thời điểm chín sinh lý là quả đạt 30 tuần tuổi. Đó chính là thời điểm thu hái tốt nhất, khi quả đạt thể tích, phần thịt quả, lượng đường khử, viatmin C lớn nhất, lượng axit hữu cơ tổng số, axit citric cao, lượng pectin thấp nhất. Dấu hiệu nhận biết thời điểm chín sinh lý, thời điểm cần thu hái là xuất hiện màu vàng lục, vàng nhạt của vỏ quả. Từ khóa: Chuyển đổi sinh lý - hóa sinh, phát triển quả, chín sinh lý, thời điểm thu hoạch.1. Mở đầu Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người nhưcác vitamin, đường, các axit hữu cơ,... Nghiên cứu các quá trình chuyển hóa sinh lý,hóa sinh theo tuổi phát triển của quả thuộc các giống cây lấy quả nhằm xác địnhthời điểm thu hái thích hợp nhất. Ở Việt Nam quá trình nghiên cứu này còn hạnchế, việc thu hái và bảo quản quả chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà làmvườn nên phẩm chất của quả, qua quá trình bảo quản và lưu thông, khi đến ngườitiêu dùng đã giảm sút nhiều, không còn tốt. Thu hái sớm, khi quả còn sinh trưởng,chưa tích lũy đủ các chất dinh dưỡng, qua thời gian bảo quản và lưu thông sau thuhái, quả sẽ dễ bị giảm thiểu nhanh hàm lượng các chất dinh dưỡng và mẫu mã xấu.Để thúc quả chín, người ta dùng hóa chất, nhất là các hóa chất có tác dụng bảo 89 Nguyễn Như Khanh và Lê Văn Trọngquản tốt mẫu mã nhưng rất độc hại, gây bệnh tật cho người tiêu dùng và ô nhiễmmôi trường. Ngược lại, nếu thu hái muộn khi quả đã qua thời điểm chín sinh lý,đang ở trạng thái chín hoàn toàn, quả như vậy sẽ chín rất nhanh, chín nhũn, dễ bịvi sinh vật xâm nhiễm gây ra sự giảm thiểu số lượng và chất lượng của các chất dinhdưỡng dẫn tới sự hư thối quả, phải loại bỏ, gây tổn thất lớn về kinh tế và ô nhiễmmôi trường. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổiphát triển của quả để tìm ra thời điểm chín sinh lý, khi quả đã ngừng sinh trưởngvà đã tích lũy được gần như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu, nhưng chưa chín(chưa chín ăn được), nhằm góp phần tìm hiểu quá trình chín của quả cam ở điềukiện Việt Nam, đồng thời đóng góp xác lập căn cứ khoa học cho việc xác định thờiđiểm thu hái thích hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả phân tích, nghiên cứuvề vấn đề được nêu của quả cam giống Sông Con trồng ở Yên Định, Thanh Hóa.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Giống cam (Citrus sinensis Linn. Osbeck) [1] Sông Con ghép trên gốc bưởi.Cây cam lấy từ gia đình anh Lưu Quốc Tuấn và chị Đặng Thị Hợp tại khu phố 3,thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Cây được 9 năm tuổi, sinhtrưởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao và ổn định. * Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu sinh lý: + Xác định khối lượng bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 105o C đến khiđược khối lượng ổn định và sử dụng cân phân tích chính xác đến 10−4. + Xác định thể tích của quả cam bằng phương pháp đo lượng nước do quảthế chỗ. + Xác định hàm lượng sắc tố trong vỏ quả bằng phương pháp quang phổ theocông thức của Mac - Kinney [5]. Các chỉ tiêu sinh hóa: + Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [3]; + Định lượng tinh bột theo phương pháp Bertrand [3]; + Xác định hoạt độ α - amylaza trên máy quang phổ ở bước sóng 656 nm [6]; + Định lượng axit tổng số theo Ermacov [8]; + Định lượng axit citric theo Ermacov [8]; + Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ [3]; + Định lượng pectin theo phương pháp kết tủa canxi pectat [6].90 Một số chuyển hóa si ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả CAM (Citrus sinensis Linn.Osbeck) giống cam sông con trồng tại Yên Định, Thanh Hóa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 89-98 MỘT SỐ CHUYỂN HÓA SINH LÝ, HÓA SINHTHEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ CAM (Citrus sinensis Linn.Osbeck) GIỐNG CAM SÔNG CON TRỒNG TẠI YÊN ĐỊNH, THANH HÓA Nguyễn Như Khanh(∗) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Lê Văn Trọng Trường Đại học Hồng Đức (∗) Email: nhunguyenkhanh02@yahoo.com.vn Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu xác định tốc độ sinh trưởng (thể tích quả, khối lượng thịt quả) và sự chuyển hóa của một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả cam giống Sông Con, trồng tại Yên Định Thanh Hóa, như hệ sắc tố vỏ quả, vitamin C, đường khử, tinh bột, pectin, axit hữu cơ tổng số, axit citric. Dựa vào các chỉ số đó, chúng tôi đã xác định được thời điểm chín sinh lý, khi quả đã ngừng sinh trưởng và tích lũy được hầu như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu. Đối với quả cam giống Sông Con, trồng tại Yên Định, Thanh Hóa, thời điểm chín sinh lý là quả đạt 30 tuần tuổi. Đó chính là thời điểm thu hái tốt nhất, khi quả đạt thể tích, phần thịt quả, lượng đường khử, viatmin C lớn nhất, lượng axit hữu cơ tổng số, axit citric cao, lượng pectin thấp nhất. Dấu hiệu nhận biết thời điểm chín sinh lý, thời điểm cần thu hái là xuất hiện màu vàng lục, vàng nhạt của vỏ quả. Từ khóa: Chuyển đổi sinh lý - hóa sinh, phát triển quả, chín sinh lý, thời điểm thu hoạch.1. Mở đầu Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người nhưcác vitamin, đường, các axit hữu cơ,... Nghiên cứu các quá trình chuyển hóa sinh lý,hóa sinh theo tuổi phát triển của quả thuộc các giống cây lấy quả nhằm xác địnhthời điểm thu hái thích hợp nhất. Ở Việt Nam quá trình nghiên cứu này còn hạnchế, việc thu hái và bảo quản quả chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của nhà làmvườn nên phẩm chất của quả, qua quá trình bảo quản và lưu thông, khi đến ngườitiêu dùng đã giảm sút nhiều, không còn tốt. Thu hái sớm, khi quả còn sinh trưởng,chưa tích lũy đủ các chất dinh dưỡng, qua thời gian bảo quản và lưu thông sau thuhái, quả sẽ dễ bị giảm thiểu nhanh hàm lượng các chất dinh dưỡng và mẫu mã xấu.Để thúc quả chín, người ta dùng hóa chất, nhất là các hóa chất có tác dụng bảo 89 Nguyễn Như Khanh và Lê Văn Trọngquản tốt mẫu mã nhưng rất độc hại, gây bệnh tật cho người tiêu dùng và ô nhiễmmôi trường. Ngược lại, nếu thu hái muộn khi quả đã qua thời điểm chín sinh lý,đang ở trạng thái chín hoàn toàn, quả như vậy sẽ chín rất nhanh, chín nhũn, dễ bịvi sinh vật xâm nhiễm gây ra sự giảm thiểu số lượng và chất lượng của các chất dinhdưỡng dẫn tới sự hư thối quả, phải loại bỏ, gây tổn thất lớn về kinh tế và ô nhiễmmôi trường. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tuổiphát triển của quả để tìm ra thời điểm chín sinh lý, khi quả đã ngừng sinh trưởngvà đã tích lũy được gần như tối đa các chất dinh dưỡng chủ yếu, nhưng chưa chín(chưa chín ăn được), nhằm góp phần tìm hiểu quá trình chín của quả cam ở điềukiện Việt Nam, đồng thời đóng góp xác lập căn cứ khoa học cho việc xác định thờiđiểm thu hái thích hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả phân tích, nghiên cứuvề vấn đề được nêu của quả cam giống Sông Con trồng ở Yên Định, Thanh Hóa.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Giống cam (Citrus sinensis Linn. Osbeck) [1] Sông Con ghép trên gốc bưởi.Cây cam lấy từ gia đình anh Lưu Quốc Tuấn và chị Đặng Thị Hợp tại khu phố 3,thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Cây được 9 năm tuổi, sinhtrưởng tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao và ổn định. * Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu sinh lý: + Xác định khối lượng bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 105o C đến khiđược khối lượng ổn định và sử dụng cân phân tích chính xác đến 10−4. + Xác định thể tích của quả cam bằng phương pháp đo lượng nước do quảthế chỗ. + Xác định hàm lượng sắc tố trong vỏ quả bằng phương pháp quang phổ theocông thức của Mac - Kinney [5]. Các chỉ tiêu sinh hóa: + Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [3]; + Định lượng tinh bột theo phương pháp Bertrand [3]; + Xác định hoạt độ α - amylaza trên máy quang phổ ở bước sóng 656 nm [6]; + Định lượng axit tổng số theo Ermacov [8]; + Định lượng axit citric theo Ermacov [8]; + Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ [3]; + Định lượng pectin theo phương pháp kết tủa canxi pectat [6].90 Một số chuyển hóa si ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển đổi sinh lý Chuyển lý hóa sinh Phát triển quả Chín sinh lý Thời điểm thu hoạch Quả cam giống Sông ConTài liệu liên quan:
-
Xác định thời điểm thu hoạch và biện pháp xử lý quả sầu riêng chín đồng loạt
0 trang 63 0 0 -
8 trang 17 0 0
-
Xác định thời gian thu hoạch để làm giống cho vụ sau của giống đậu nành MTĐ517-8
7 trang 13 0 0 -
0 trang 11 0 0
-
9 trang 9 0 0
-
13 trang 7 0 0
-
7 trang 5 0 0