Danh mục

Một số công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học vật lý trung học phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học vật lý trung học phổ thông trình bày về hai công cụ đánh giá năng lực là thang đo năng lực và các bài tập đánh giá năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học vật lý trung học phổ thông MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ THỊ HỒNG CẨN Trường THPT Lê Lợi, Đông Hà, Quảng Trị Tóm tắt: Đánh giá là bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục. Việc đổi mới đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học góp phần thúc đẩy đổi mới quá trình dạy và học. Để đánh giá năng lực chính xác cần có một bộ công cụ đánh giá khoa học, đáng tin cậy. Nội dung này trình bày về hai công cụ đánh giá năng lực là thang đo năng lực và các bài tập đánh giá năng lực. Trong đó, nội dung giới thiệu cụ thể về quy trình thiết kế thang đo năng lực, cách xây dựng các bài tập đánh giá năng lực. Các ví dụ minh họa đều thuộc phạm vi chương trình vật lý trung học phổ thông. Từ khóa: Đánh giá, năng lực, công cụ đánh giá, thang đo năng lực, bài tập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng cần những con người thực sự có sức khỏe, có năng lực, thích ứng và đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của nó. Giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra những thế hệ con người như vậy. Do đó, phát triển năng lực là một trong những vấn đề đang được quan tâm và chú trọng nhất của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kết hợp với việc chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa các cấp học, ngành giáo dục cần phải tiến hành đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của người học. Đánh giá là bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục và là động lực thúc đẩy đổi mới dạy và học. Đánh giá theo hướng nào thì dạy học sẽ bị lái theo hướng đó. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực chính là động lực thúc đẩy cho việc dạy học theo hướng phát triển năng lực, là khâu quan trọng trong tiến trình bồi dưỡng, phát triển năng lực người học. Từ đó có thể nói đánh giá chính xác năng lực người học là việc hết sức quan trọng. Vậy nên, cần phải xây dựng một bộ công cụ đánh giá năng lực khoa học, đáng tin cậy. Trong phạm vi bài viết này, chỉ trình bày về hai công cụ đánh giá năng lực là thang đo năng lực và các bài tập. Các ví dụ minh họa đều thuộc phạm vi môn vật lý trung học phổ thông. 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực Có nhiều định nghĩa về năng lực trong và ngoài nước, nhưng tựu trung lại có thể hiểu: năng lực là một phẩm chất tâm sinh lý, là một hệ thống tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ,… của cá nhân, được thể hiện ra bên ngoài khi cá nhân vận dụng linh hoạt hệ thống này để giải quyết thành công các vấn đề trong tình huống cụ thể. Như vậy, để biết được một cá nhân có năng lực nào đó hay không thì cần phải đặt cá nhân này vào một tình huống cụ thể có các vấn đề cần giải quyết, chính những hành động của cá nhân trong tình huống đó thể hiện được năng lực của cá nhân đó. Đối với học sinh (HS) phổ thông, năng lực cần đạt của các em là khả năng làm chủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ,… (phù hợp với lứa tuổi) của cá nhân học sinh vào việc đáp ứng hiệu quả các yêu cầu phức hợp trong hoàn cảnh cụ thể. 219 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 2.2. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Đánh giá kết quả học tập (KQHT) theo định hướng phát triển năng lực của HS là quá trình thu thập minh chứng để chứng tỏ rằng HS có thể thực hiện hoặc hành động theo một tiêu chí cụ thể nào đó; hình thức đánh giá được lựa chọn dựa trên hệ mục tiêu học tập đã được cụ thể từ việc căn cứ vào các chuẩn năng lực; kết quả đánh giá cho phép giáo viên (GV) đưa ra kết luận HS có đạt được hay không đạt một năng lực nào đó hoặc nhận định xem HS đạt một năng lực nào đó ở mức độ nào. 2.3. Một số công cụ đánh giá KQHT theo định hướng phát triển năng lực Để đánh giá một năng lực có thể sử dụng một công cụ hoặc nhiều công cụ khác nhau. Thang đo năng lực và bài tập đánh giá năng lực là hai trong số các công cụ đó. Mặc dù không phải là các công cụ đa năng nhưng đây là các công cụ có thể dùng để đánh giá được nhiều năng lực khác nhau. Ngoài hai công cụ này còn có một số công cụ đánh giá khác như hồ sơ học tập, bảng hỏi, phiếu kiểm quan sát,... Tùy vào phương pháp đánh giá và NĂNG LỰC được đánh giá để người sử dụng có thể chọn công cụ thích hợp. 2.3.1. Thang đo năng lực (Rubrics) H.Goodrich [2] định nghĩa: “Rubric là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các tiêu chí đánh giá một bài tập/ bài làm hay công việc mà chúng ta đang thực hiện bằng cách tính toán thứ bậc”. Theo Phan Anh Tài: “Thang đo năng lực là một công cụ dùng để đánh giá trong đó chỉ rõ mức độ khác nhau liên tục trên một trục và các tiêu chí tương ứng với các mức độ đó” [2]. Như vậy, Rubric là một bảng mô tả chi tiết, rõ ràng, có hệ thống các tiêu chí, các mức độ (các mức độ này phải được xây dựng một cách liên tục) mà HS nên làm hoặ̣c cần phải làm để đạt mụ ̣c đích cuối cùng của nhiệm vụ ̣ họ ̣c tập như: thuyế́t trình, làm việc nhóm, bài tập, bài kiể̉m tra,… để có thể nhận một điểm số hoặc nhận xét tương ứng. Rubric được xem là một công cụ ̣ hữu hiệu trong việc thiết lập mối liên hệ giữa đánh giá, phản hồi và quá trình dạy họ ̣c. Một khi những tiêu chí được mô tả chính xác, Rubric có khả năng sử dụ ̣ng như một công cụ đo lường công bằng, đáng tin cậy, khoa họ ̣c. Tất nhiên, độ tin cậy và tính hợp lệ của công cụ ̣ này phụ ̣ thuộc rất nhiều vào việc GV phải xây dựng thang đánh giá như thế nào để̉ có thể xác định các tiêu chí quan trọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: