Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)
Số trang: 6
Loại file: docx
Dung lượng: 312.24 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Kết quả thu được sẽ giúp cho việc xác định bản chất, nguyên lý của các quá trình sinh học trong cơ thể thực vật, đồng thời làm rõ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh lý và sinh thái loài Mây nếp làm cơ sở khoa học cho việc xác định hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) Thứ ba - 25/01/2011 21:22 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái Mây nếp mọc tự nhiên và trồng tại 2 xã Bình Thanh huyện Cao phong, tỉnh Hoà Bình và xã Kim Ngọc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Cho thấy Mây nếp là cây chịu bóng nhẹ với mô đồng hoá dày trung bình từ 76,28 – 78,18% chiều dày lá. Cường độ thoát hơi nước của loài ở hai khu vực nghiên cứu có trị số ở mức trung bình thấp từ 0,684 – 0,834 gH2O/dm2/h; Hàm lượng diệp lục trong lá của Mây nếp có trị số trung bình thấp (trong đó hàm lượng diệp lục tổng số dao động từ 3,09 – 3,17 mg/g; tỷ lệ diệp lục a/b có trị số bằng 1,90 – 1,92); Cường độ quang hợp của Mây nếp đạt mức trung bình từ 1,226 – 1,292 mgCO2/dm2/h. Mây nếp có khả năng chịu nhiệt độ cao, mức độ tổn thương bình quân ở các cấp nhiệt độ (350C, 400C, 450C, 500C, 550C, 600C) đạt trị số trung bình thấp ( Hoà Bình là 17,07%; Hà Giang là 15,62%). Do vậy, có thể gây trồng Mây nếp trên nhiều vùng sinh thái khác nhau mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao. Mây nếp là cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn tốt: (1) Sức hút nước bình quân của cây Mây nếp ở mức trung bình khá (bằng 13,267 – 14,858atm); (2) Hệ số héo của Mây nếp tương đối thấp (bằng 10,090 – 11,759%). Ở giai đoạn trưởng thành, trong rừng tự nhiên và rừng trồng, Mây nếp có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng khoáng N, OM%, P2O5, Ca2+ Mg2+, tổng kiềm. Vì vậy, khi gây trồng Mây nếp ở những nơi có hàm lượng các chất này thấp có thể bón bổ sung để tăng sản lượng và chất lượng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Kết quả thu được sẽ giúp cho việc xác định bản chất, nguyên lý của các quá trình sinh học trong cơ thể thực vật, đồng thời làm rõ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn và cải thiện điều kiện lập địa, đề xuất các biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng và chất lượng của rừng trồng. Người ta không thể bảo vệ, phát triển hoặc gây trồng nếu không dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài, không biết trồng nó như thế nào, ngay cả khi có giống tốt. Xác định những đặc điểm sinh lý,sinh thái cây Mây nếp làm cơ sở cho việc phân chia điều kiện lập địa thích hợp cho loài cây này cũng như cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng Mây nếp. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh lý và sinh thái loài Mây nếp làm cơ sở khoa học cho việc xác định hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Nghiên cứu được tiến hành trên các bụi Mây nếp mọc tự nhiên và trồng tại 2 xã Bình Thanh huyện Cao phong, xã Kim Ngọc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu (+) Cấu tạo giải phẫu lá mây nếp: Từ mẫu lá, cắt miếng nhỏ tại vị trí 1/3 phía đầu lá và quan sát các chỉ tiêu giải phẫu lá trên kính hiển vi Olympus BHS ở độ phóng đại 10 và 40. (+) Cường độ thoát hơi nước: Sử dụng bằng phương pháp cân nhanh. (+) Sức hút nước: Sử dụng phương pháp đơn giản của USPRUNG. (+) Khả năng chịu hạn:Xác định lượng nước trong đất tại thời điểm cây bị héo (n) bằng trọng lượng ban đầu (P o) trừ đi trọng lượng sau khi sấy (Pt) và hệ số khô héo (H%) được tính theo công thức: H%=(n/Po)*100% (+) Khả năng chịu nóng:xác định theo phương pháp MaxCop (+) Nhu cầu dinh dưỡng: Mẫu lá sau khi thu thập được phơi khô trong điều kiện nắng nhẹ nhằm hạn chế khả năng thất thoát các chất khoáng đa lượng. - Nitơ tổng số trong lá được xác định bằng phương pháp Kjeldan. - Phospho trong lá được phân tích theo phương pháp so màu quang điện. - Kali trong lá được xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa . - Lipit trong lá được xác định bằng máy phân tích chất béo SOXTHORM (+) Nhu cầu ánh sáng: Nhu cầu ánh sáng của thực vật được thể hiện thông qua hàm lượng và tỷ lệ sắc tố quang hợp (chlorophyll) a và b có trong lục lạp được xác định bằng phương pháp so màu trên máy so màu quang điện Spectro 23 RS. (+) Cường độ quang hợp:được xác định trực tiếp bằng cách đo lượng CO2 mà lá hấp thụ dựa trên nguyên lý C02 hấp thu tia hồng ngoại. Hàm lượng C0 2 trong một thể tích khí cố định được đo bằng máy phân tích khí hồng ngoại xách tay (Portable C02 indicator RA – 411) theo phương pháp của S.P.Long và J.E.Hallgrren, 1993). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (+) Cấu tạo giải phẫu lá Mây nếp Lá là một bộ phận rất quan trọng của thực vật, là cơ quan quang hợp, bộ phận thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó lá cây còn là chỉ thị của tình trạng dinh dưỡng cũng như mức độ phù hợp của thực vật với môi trường bên ngoài. Với Mây nếp, lá của chúng được cấu tạo từ hai lớp cutin bao phủ hai mặt lá, tiếp đến là lớp biểu bì trên và dưới, phần mô đồng hoá ở lớp giữa tương đối dầy và có màu xanh lục. Đây là loại mô đồng nhất (chỉ 1 loại), đặc điểm này khác biệt rõ nét với cây 2 lá mầm (thông thường cây 2 lá mầm có 2 loại mô mềm đồng hóa là mô dậu và mô khuyết). Kết quả đo đếm độ dầy của từng lớp sau khi quy đổi ra đơn vị mm thu được kết quả ghi trong bảng sau. Bảng 01. Kết quả giải phẫu lá Mây nếp BB Cutin TT Mẫu Cutin trên BB trên Mô ĐH Tổng % MĐH dưới dưới 1 HG 0,95 8,15 55,61 7,30 0,79 72,8 76,28 2 HB 0,76 6,82 54,14 6,74 0,72 69,2 78,18 Qua bảng kết quả trên cho thấy tầng cutin ở 2 phía tương đối dày, trong đó tầng cutin trên có kích thước dày hơn so với cutin dưới, sự chênh lệch về độ dày đó phần nào phản ánh lượng ánh sáng mà mặt trên và mặt dưới của cây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) Thứ ba - 25/01/2011 21:22 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái Mây nếp mọc tự nhiên và trồng tại 2 xã Bình Thanh huyện Cao phong, tỉnh Hoà Bình và xã Kim Ngọc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Cho thấy Mây nếp là cây chịu bóng nhẹ với mô đồng hoá dày trung bình từ 76,28 – 78,18% chiều dày lá. Cường độ thoát hơi nước của loài ở hai khu vực nghiên cứu có trị số ở mức trung bình thấp từ 0,684 – 0,834 gH2O/dm2/h; Hàm lượng diệp lục trong lá của Mây nếp có trị số trung bình thấp (trong đó hàm lượng diệp lục tổng số dao động từ 3,09 – 3,17 mg/g; tỷ lệ diệp lục a/b có trị số bằng 1,90 – 1,92); Cường độ quang hợp của Mây nếp đạt mức trung bình từ 1,226 – 1,292 mgCO2/dm2/h. Mây nếp có khả năng chịu nhiệt độ cao, mức độ tổn thương bình quân ở các cấp nhiệt độ (350C, 400C, 450C, 500C, 550C, 600C) đạt trị số trung bình thấp ( Hoà Bình là 17,07%; Hà Giang là 15,62%). Do vậy, có thể gây trồng Mây nếp trên nhiều vùng sinh thái khác nhau mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao. Mây nếp là cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn tốt: (1) Sức hút nước bình quân của cây Mây nếp ở mức trung bình khá (bằng 13,267 – 14,858atm); (2) Hệ số héo của Mây nếp tương đối thấp (bằng 10,090 – 11,759%). Ở giai đoạn trưởng thành, trong rừng tự nhiên và rừng trồng, Mây nếp có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng khoáng N, OM%, P2O5, Ca2+ Mg2+, tổng kiềm. Vì vậy, khi gây trồng Mây nếp ở những nơi có hàm lượng các chất này thấp có thể bón bổ sung để tăng sản lượng và chất lượng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Kết quả thu được sẽ giúp cho việc xác định bản chất, nguyên lý của các quá trình sinh học trong cơ thể thực vật, đồng thời làm rõ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn và cải thiện điều kiện lập địa, đề xuất các biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng và chất lượng của rừng trồng. Người ta không thể bảo vệ, phát triển hoặc gây trồng nếu không dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài, không biết trồng nó như thế nào, ngay cả khi có giống tốt. Xác định những đặc điểm sinh lý,sinh thái cây Mây nếp làm cơ sở cho việc phân chia điều kiện lập địa thích hợp cho loài cây này cũng như cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng Mây nếp. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh lý và sinh thái loài Mây nếp làm cơ sở khoa học cho việc xác định hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Nghiên cứu được tiến hành trên các bụi Mây nếp mọc tự nhiên và trồng tại 2 xã Bình Thanh huyện Cao phong, xã Kim Ngọc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu (+) Cấu tạo giải phẫu lá mây nếp: Từ mẫu lá, cắt miếng nhỏ tại vị trí 1/3 phía đầu lá và quan sát các chỉ tiêu giải phẫu lá trên kính hiển vi Olympus BHS ở độ phóng đại 10 và 40. (+) Cường độ thoát hơi nước: Sử dụng bằng phương pháp cân nhanh. (+) Sức hút nước: Sử dụng phương pháp đơn giản của USPRUNG. (+) Khả năng chịu hạn:Xác định lượng nước trong đất tại thời điểm cây bị héo (n) bằng trọng lượng ban đầu (P o) trừ đi trọng lượng sau khi sấy (Pt) và hệ số khô héo (H%) được tính theo công thức: H%=(n/Po)*100% (+) Khả năng chịu nóng:xác định theo phương pháp MaxCop (+) Nhu cầu dinh dưỡng: Mẫu lá sau khi thu thập được phơi khô trong điều kiện nắng nhẹ nhằm hạn chế khả năng thất thoát các chất khoáng đa lượng. - Nitơ tổng số trong lá được xác định bằng phương pháp Kjeldan. - Phospho trong lá được phân tích theo phương pháp so màu quang điện. - Kali trong lá được xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa . - Lipit trong lá được xác định bằng máy phân tích chất béo SOXTHORM (+) Nhu cầu ánh sáng: Nhu cầu ánh sáng của thực vật được thể hiện thông qua hàm lượng và tỷ lệ sắc tố quang hợp (chlorophyll) a và b có trong lục lạp được xác định bằng phương pháp so màu trên máy so màu quang điện Spectro 23 RS. (+) Cường độ quang hợp:được xác định trực tiếp bằng cách đo lượng CO2 mà lá hấp thụ dựa trên nguyên lý C02 hấp thu tia hồng ngoại. Hàm lượng C0 2 trong một thể tích khí cố định được đo bằng máy phân tích khí hồng ngoại xách tay (Portable C02 indicator RA – 411) theo phương pháp của S.P.Long và J.E.Hallgrren, 1993). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (+) Cấu tạo giải phẫu lá Mây nếp Lá là một bộ phận rất quan trọng của thực vật, là cơ quan quang hợp, bộ phận thoát hơi nước và trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó lá cây còn là chỉ thị của tình trạng dinh dưỡng cũng như mức độ phù hợp của thực vật với môi trường bên ngoài. Với Mây nếp, lá của chúng được cấu tạo từ hai lớp cutin bao phủ hai mặt lá, tiếp đến là lớp biểu bì trên và dưới, phần mô đồng hoá ở lớp giữa tương đối dầy và có màu xanh lục. Đây là loại mô đồng nhất (chỉ 1 loại), đặc điểm này khác biệt rõ nét với cây 2 lá mầm (thông thường cây 2 lá mầm có 2 loại mô mềm đồng hóa là mô dậu và mô khuyết). Kết quả đo đếm độ dầy của từng lớp sau khi quy đổi ra đơn vị mm thu được kết quả ghi trong bảng sau. Bảng 01. Kết quả giải phẫu lá Mây nếp BB Cutin TT Mẫu Cutin trên BB trên Mô ĐH Tổng % MĐH dưới dưới 1 HG 0,95 8,15 55,61 7,30 0,79 72,8 76,28 2 HB 0,76 6,82 54,14 6,74 0,72 69,2 78,18 Qua bảng kết quả trên cho thấy tầng cutin ở 2 phía tương đối dày, trong đó tầng cutin trên có kích thước dày hơn so với cutin dưới, sự chênh lệch về độ dày đó phần nào phản ánh lượng ánh sáng mà mặt trên và mặt dưới của cây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Loài mây nếp Đặc điểm sinh lý mây nếp Đặc điểm sinh thái loài mây nếp Calamus tetradactylus Hance Loài cây rừng Khoa học cây trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
88 trang 80 0 0
-
27 trang 53 0 0
-
83 trang 43 0 0
-
47 trang 41 0 0
-
71 trang 40 0 0
-
157 trang 39 0 0
-
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
42 trang 34 0 0
-
55 trang 24 0 0
-
27 trang 22 0 0