Một số đặc điểm sinh sản của cá thát lát (Notopterus Notopterus) tại các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 486.76 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh sản của cá Thát lát ở các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, làm cơ sở cho công tác gây nuôi, sinh sản nhân tạo đối tượng này tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm sinh sản của cá thát lát (Notopterus Notopterus) tại các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ THÁT LÁT (NOTOPTERUS NOTOPTERUS) TẠI CÁC LƢU VỰC SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Thị Yên, Phan Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích tiềm năng bề mặt nước ngọt rộng lớn (khoảng 11.000 ha), rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Một trong các nguồn lợi cá nước ngọt quan trọng ở tỉnh Quảng Bình là cá Thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1769). Đây là loài duy nhất thuộc giống Notopterus, họ Notopteridae, phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên ở Ấn Độ và hầu hết các nước Đông Dương (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc, 2003). Cá Thát lát là loài cá có giá trị kinh tế, chất lượng thịt thơm ngon. Các nghiên cứu về loài cá này ở Quảng Bình chưa được chú trọng đầy đủ trong khi việc khai thác, quản lý còn nhiều bất cập nên nguồn lợi cá Thát lát trong tự nhiên đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Điều đó, thể hiện qua kích cỡ thương phẩm và giá bán ở trên thị trường. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh sản của cá Thát lát ở các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, làm cơ sở cho công tác gây nuôi, sinh sản nhân tạo đối tượng này tại địa phương. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2016 - 3/2017. 2. Địa điểm nghiên cứu Các lưu vực sông của hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng nghiên cứu Lớp: Actinopterygii Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Notopterus Loài: Notopterus notopterus Pallas, 1769 Tên tiếng Anh: Bronze featherback Tên tiếng Việt: cá Thát lát 4. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm sinh sản cá Thát lát. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ở thực địa Mẫu được thu ngẫu nhiên, theo định kỳ 10 ngày/lần. Mẫu được thu thập bằng 2 cách: - Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân. - Đặt mua tại các hộ ngư dân ở các vùng có khai thác cá Thát lát. 1054. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục: Quan sát hình thái tuyến sinh dục của cá Thát lát bằng mắt thường và kính lúp hai mắt theo quan điểm của Kiselevits (1923) và O. F. Xakun và N. A. Buskaia (1968). Từ đó xác định hình thái, cấu tạo tuyến sinh dục, chu kỳ phát dục theo phương pháp: Xakun, O. F, N. A. Buskaia; Mai Đình Yên và cs, 1979; Nikolxki G. V., 1973) Xác định sức sinh sản của cá Các giai đoạn chín muồi tuyến sinh dục được xác định theo từng đơn vị khối lượng và lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên chiều dài tuyến sinh dục. Đếm số lượng trứng và cân khối lượng tuyến sinh dục bằng cân tiểu li. Từ đó xác định mức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá theo công thức: + Sức sinh sản tuyệt đối: T = m.Wt. + Sức sinh sản tương đối: t = T/W. Trong đó: T: sức sinh sản tuyệt đối (TB trứng/cá thể) t: sức sinh sản tương đối (TB trứng/g). Wt: khối lượng buồng trứng (g). m: số trứng có trong 1g của buồng trứng. W: khối lượng cá thể cá (g). Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được mã hóa và xử lý theo phương pháp thống kê thông thường với phần mềmMicrosoft Excel. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phân biệt giới tính Qua quan sát bên ngoài, kết hợp với giải phẫu và quan sát tuyến sinh dục của mẫu cá thể cá Thát lát có thể mô tả sự khác nhau về hình thái bên ngoài của cá đực và cá cái qua những đặc điểm sau: cá đực có thân hình thon dài, có gai sinh dục nhọn, bụng tóp. Con cái có bụng to và phình ra hai bên hông do mang trứng, phần ngoài lỗ sinh dục màu hồng, hơi cương, gai sinh dục không nhọn như cá đực. 2. Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục * Hình thái buồng trứng Buồng trứng cá Thát lát có hình dạng không giống như các loại cá xương khác. Do buồng trứng của cơ thể cá có đặc điểm là một khối dẹp không chia thùy, nằm trong xoang bụng và treo trên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng. Thời kỳ cá thành thục kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh đạt kích thước cực đại và chuyển sang màu vàng đến vàng đậm, chiếm gần hết thể tích xoang bụng, buồng trứng căng tròn, kích thước của tế bào trứng có đường kính 1,140-1,500 µm. * Hình thái buồng tinh Buồng tinh cá Thát lát có dạng hình trụ (có hình dạng như tinh trùng), khi thành thục thì 1055. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN buồng tinh có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, căng phồng và có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh. Khi ấn nhẹ vào tinh sào không thấy có tinh lỏng chảy ra. Cá ở giai đoạn này khá lâu. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, thành phần tế bào phần lớn là tinh trùng đổ vào xoang chung của ống sinh tinh. 3. Tỷ lệ đực cái của cá Thát lát theo nhóm tuổi Qua phân tích 460 mẫu cá Thát lát, chúng tôi xác định được tỷ lệ đực, cái được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 Tỷ lệ đực, cái của cá Thát lát theo nhóm tuổi Tuổi 0+ 1+ 2+ 3+ N Giới tính Juvenal n 53 - - ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc điểm sinh sản của cá thát lát (Notopterus Notopterus) tại các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ THÁT LÁT (NOTOPTERUS NOTOPTERUS) TẠI CÁC LƢU VỰC SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Thị Yên, Phan Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích tiềm năng bề mặt nước ngọt rộng lớn (khoảng 11.000 ha), rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Một trong các nguồn lợi cá nước ngọt quan trọng ở tỉnh Quảng Bình là cá Thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1769). Đây là loài duy nhất thuộc giống Notopterus, họ Notopteridae, phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên ở Ấn Độ và hầu hết các nước Đông Dương (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc, 2003). Cá Thát lát là loài cá có giá trị kinh tế, chất lượng thịt thơm ngon. Các nghiên cứu về loài cá này ở Quảng Bình chưa được chú trọng đầy đủ trong khi việc khai thác, quản lý còn nhiều bất cập nên nguồn lợi cá Thát lát trong tự nhiên đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Điều đó, thể hiện qua kích cỡ thương phẩm và giá bán ở trên thị trường. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh sản của cá Thát lát ở các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, làm cơ sở cho công tác gây nuôi, sinh sản nhân tạo đối tượng này tại địa phương. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2016 - 3/2017. 2. Địa điểm nghiên cứu Các lưu vực sông của hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng nghiên cứu Lớp: Actinopterygii Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Notopterus Loài: Notopterus notopterus Pallas, 1769 Tên tiếng Anh: Bronze featherback Tên tiếng Việt: cá Thát lát 4. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm sinh sản cá Thát lát. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ở thực địa Mẫu được thu ngẫu nhiên, theo định kỳ 10 ngày/lần. Mẫu được thu thập bằng 2 cách: - Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân. - Đặt mua tại các hộ ngư dân ở các vùng có khai thác cá Thát lát. 1054. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục: Quan sát hình thái tuyến sinh dục của cá Thát lát bằng mắt thường và kính lúp hai mắt theo quan điểm của Kiselevits (1923) và O. F. Xakun và N. A. Buskaia (1968). Từ đó xác định hình thái, cấu tạo tuyến sinh dục, chu kỳ phát dục theo phương pháp: Xakun, O. F, N. A. Buskaia; Mai Đình Yên và cs, 1979; Nikolxki G. V., 1973) Xác định sức sinh sản của cá Các giai đoạn chín muồi tuyến sinh dục được xác định theo từng đơn vị khối lượng và lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau trên chiều dài tuyến sinh dục. Đếm số lượng trứng và cân khối lượng tuyến sinh dục bằng cân tiểu li. Từ đó xác định mức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá theo công thức: + Sức sinh sản tuyệt đối: T = m.Wt. + Sức sinh sản tương đối: t = T/W. Trong đó: T: sức sinh sản tuyệt đối (TB trứng/cá thể) t: sức sinh sản tương đối (TB trứng/g). Wt: khối lượng buồng trứng (g). m: số trứng có trong 1g của buồng trứng. W: khối lượng cá thể cá (g). Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được mã hóa và xử lý theo phương pháp thống kê thông thường với phần mềmMicrosoft Excel. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phân biệt giới tính Qua quan sát bên ngoài, kết hợp với giải phẫu và quan sát tuyến sinh dục của mẫu cá thể cá Thát lát có thể mô tả sự khác nhau về hình thái bên ngoài của cá đực và cá cái qua những đặc điểm sau: cá đực có thân hình thon dài, có gai sinh dục nhọn, bụng tóp. Con cái có bụng to và phình ra hai bên hông do mang trứng, phần ngoài lỗ sinh dục màu hồng, hơi cương, gai sinh dục không nhọn như cá đực. 2. Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục * Hình thái buồng trứng Buồng trứng cá Thát lát có hình dạng không giống như các loại cá xương khác. Do buồng trứng của cơ thể cá có đặc điểm là một khối dẹp không chia thùy, nằm trong xoang bụng và treo trên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng. Thời kỳ cá thành thục kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh đạt kích thước cực đại và chuyển sang màu vàng đến vàng đậm, chiếm gần hết thể tích xoang bụng, buồng trứng căng tròn, kích thước của tế bào trứng có đường kính 1,140-1,500 µm. * Hình thái buồng tinh Buồng tinh cá Thát lát có dạng hình trụ (có hình dạng như tinh trùng), khi thành thục thì 1055. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN buồng tinh có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, căng phồng và có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh. Khi ấn nhẹ vào tinh sào không thấy có tinh lỏng chảy ra. Cá ở giai đoạn này khá lâu. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, thành phần tế bào phần lớn là tinh trùng đổ vào xoang chung của ống sinh tinh. 3. Tỷ lệ đực cái của cá Thát lát theo nhóm tuổi Qua phân tích 460 mẫu cá Thát lát, chúng tôi xác định được tỷ lệ đực, cái được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 Tỷ lệ đực, cái của cá Thát lát theo nhóm tuổi Tuổi 0+ 1+ 2+ 3+ N Giới tính Juvenal n 53 - - ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm sinh sản của cá thát lát Cá thát lát Công tác gây nuôi cá thát lát Sinh sản nhân tạo Tài nguyên sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn: Kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh bằng một số phương pháp khác nhau
21 trang 103 0 0 -
Sơ đồ tư duy môn Địa lí lớp 12
28 trang 47 0 0 -
Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài thực vật thân gỗ của rừng lá rộng thường xanh tỉnh Bình Phước
11 trang 27 0 0 -
Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae
10 trang 27 0 0 -
Nghiên cứu nguồn tài nguyên môi trường và phát triển bền vững: Phần 2
313 trang 23 0 0 -
Thành phần loài tảo lục (Chlorophyta) ở hồ Tàu Voi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
7 trang 21 0 0 -
Digital Terrain Modeling: Principles and Methodology - Chapter 7
25 trang 20 0 0 -
370 trang 20 0 0
-
Sổ tay kỹ thuật nuôi cá thát lát và cá còm
27 trang 20 0 0 -
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Măng
3 trang 19 0 0