Danh mục

MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀO CÁC NGÂN HÀNG

Số trang: 149      Loại file: doc      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (149 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như: Cầu Văn Thánh, lắp đặt điện kế điện tử, các dự án do PMU 18 quản lý đã không đạt được mục tiêu đầu tư ban đầu do chất lượng quá kém, công trình xuống cấp, gây bất bình trong dư luận xã hội, nên Chính phủ đã phải chi thêm tiền để thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, thậm chí là thay mới để khắc phục hậu quả nói trên....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀO CÁC NGÂN HÀNG MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀO CÁC NGÂN HÀNG Phần I: KIẾN THỨC CHUNG (31 câu)Câu 1: Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như: Cầu VănThánh, lắp đặt điện kế điện tử, các dự án do PMU 18 quản lý đã không đạt được mụctiêu đầu tư ban đầu do chất lượng quá kém, công trình xuống cấp, gây bất bình trongdư luận xã hội, nên Chính phủ đã phải chi thêm tiền để thực hiện việc cải tạo, sửachữa, thậm chí là thay mới để khắc phục hậu quả nói trên. Vậy, chi phí thực tế phảibỏ ra trong năm để khắc phục những sai sót trong quá trình đầu tư các công trình nêutrên có được phép tính vào trong giá trị GDP của đất nước trong năm tài khoá đó haykhông? a. Không, vì đây là việc khắc phục những sai sót do chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư không đúng theo qui định hiện hành của nhà nước; b. Có, vì những chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tại các dự án nêu trên cũng được xem là những khoản chi tiêu của Chính phủ trong năm tài khoá; c. Chỉ được tính vào GNP chứ không tính vào GDP; d. Cả 3 phương án trên đều sai.Hãy giải thích:Đáp án: Phương án bCông thức xác định GDP theo luồng sản phẩm như sau: GDP = C + I + G + NX, Chínhphủ chi thêm tiền để khắc phục hậu quả do sai sót trong quá trình đầu tư các dự án hạtầng nêu trên được tính vào khoản mục G - Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chínhphủ. Những khoản chi ra này tương ứng với/gắn với việc tạo ra những hàng hoá dịchvụ mới.Câu 2: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi cóthời hạn 10 năm và mệnh giá là 1.000 USD. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầutư là 12%, nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu này ở mức giá nào dưới đây: a. 322 USD; b. 3.106 USD; c. Một mức giá khác.Biết rằng: - Giá trị tương lai theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 3,106; - Giá trị hiện tại theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 0,322.Hãy giải thích: 1 1.000Đáp án: Phương án a, giá trái phiếu: V = = 1.000x 0,322= 322 USD (1 + 12%)10Câu 3: Theo Anh/Chị, giá trái phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây: a. Lãi cố định được hưởng từ trái phiếu (I); b. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư (Kđ); c. Mệnh giá trái phiếu (MV); d. Số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn (n); e. Cả 4 phương án trên.Hãy giải thích:Đáp án: Phương án e.Theo phương pháp DCF, giá trái phiếu được xác định theo công thức như sau: I I I MV V= + + ... + + 1 2 n (1 + K ®) n (1 + K ®) (1 + K ®) (1 + K ®)Câu 4: Nhận định về sự biến động của giá trái phiếu, người ta cho rằng: a. Khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá; b. Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu sẽ tăng; c. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm; d. Khi lãi suất thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu cao hơn mệnh giá.Theo Anh/Chị, nhận định nào là đúng?Hãy giải thích:Đáp án: Phương án b và c. Khi lãi suất thị trường bằng lãi suất trái phiếu, lúc này giátrái phiếu xác định theo mô hình DCF sẽ đúng bằng với mệnh giá trái phiếu.Câu 5: Trong hoạt động ngân hàng, bên cạnh các công cụ như: Hợp đồng trao đổi lãisuất, các hợp đồng kỳ hạn, áp dụng lãi suất thả nổi, ... một công c ụ khá quan tr ọngtrong ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất là thực hiện việc quản tr ị khe hở nh ạycảm lãi suất (interest rate sensitive gap management). Theo đó: a. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng; b. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm; c. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm; d. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng; e. Cả 4 phương án trên. Theo Anh/Chị, nhận định nào trên đây là chính xác? ...

Tài liệu được xem nhiều: