Một số đề xuất hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 432.69 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong số các nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng, được xem là trụ cột hay xương sống của hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở các nước văn minh. Suy đoán vô tội cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc xét xử công bằng theo luật nhân quyền quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Trần Thị Duyên TÓM TẮT: Trong số các nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng, được xem là trụ cột hay xương sống của hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở các nước văn minh. Suy đoán vô tội cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc xét xử công bằng theo luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội còn bộc lộ những hạn chế như tư duy của cơ quan và người tiến hành tố tụng coi người bị cáo buộc phạm tội là người có tội; tình trạng tuân thủ không nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; tình trạng kết tội khi không đủ chứng cứ thuyết phục. Do đó, cần hoàn thiện quy định của pháp luật để hạn chế tình trạng trên, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội. Từ khoá: nguyên tắc, suy đoán vô tội, pháp luật. ABSTRACT: The principle of presumption of innocence plays a significant role in the fundamental principles of criminal procedure. This principle is considered the mainstay or backbone of criminal procedural law in civilized countries. Presumption of innocence is also one of the principles of a fair trial under international human rights law. However, there are many shortcomings in the application of presumption of innocence in judicial practice. For example, competent procedural authorities or individuals always have the mindset that the accused persons are always the guilty ones. In addition, there is a lack of strict compliance with the criminal procedure during the settlement of the case and the conviction when there is not enough evidence. Therefore, it is necessary to improve the law provisions to deal with the above situations and to ensure that the adjudication was applied to the exact entities precisely for what they commit according to the laws Keywords: principle, presumption of innocence, law. 1. Khái niệm “Suy đoán vô tội” và sự cụ thể hoá nguyên tắc “Suy đoán vô tội” trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Công ty Luật TNHH MTV FDVN; Email: duyentran.vn@gmail.com 393 Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence”. Thuật ngữ này còn có tên gọi khác là “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội. Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nói riêng. Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Tương tự như vậy, Bộ luật TTHS năm 2003 vẫn tiếp tục quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời, Điều 72 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đó có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Như vậy, cho đến trước Hiến pháp năm 2013, pháp luật Việt Nam quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội chưa cụ thể và chưa bao hàm hết nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội. Mặt khác, về mặt hình thức thì cả trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự cũng chưa có điều nào có tên gọi “suy đoán vô tội”1. Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến của Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đặt ra quy định tại Chương II – “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Đó chính là nội dung đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng: Nguyến tắc suy đoán vô tội. 1 Phạm Hồng Hải (2018) “Suy đoán vô tội và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội” tại địa chỉ: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208309/Suy-doan-vo-toi-va-kien-nghi-hoan-thien- quy-dinh-cua-phap-luat-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi.html. 394 Để thi hành Hiến pháp, bảo đảm sự phù hợp của pháp luật tố tụng hình sự với Hiến pháp, BLTTHS tại Điều 13 đã quy định một nguyên tắc hoàn toàn mới của tố tụng hình sự Việt Nam, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội” với nội dung như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Theo quy định trên, nguyên tắc suy đoán vô tội gồm 03 nội dung chính và Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định tiến bộ cụ thể hoá nguyên tắc Suy đoán vô tội: Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 Theo quy định này thì việc kết tội một người không qua thủ tục chứng minh của tố tụng hình sự hoặc có bất kỳ sự vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình chứng minh của cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Trần Thị Duyên TÓM TẮT: Trong số các nguyên tắc của tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng, được xem là trụ cột hay xương sống của hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở các nước văn minh. Suy đoán vô tội cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc xét xử công bằng theo luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội còn bộc lộ những hạn chế như tư duy của cơ quan và người tiến hành tố tụng coi người bị cáo buộc phạm tội là người có tội; tình trạng tuân thủ không nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; tình trạng kết tội khi không đủ chứng cứ thuyết phục. Do đó, cần hoàn thiện quy định của pháp luật để hạn chế tình trạng trên, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội. Từ khoá: nguyên tắc, suy đoán vô tội, pháp luật. ABSTRACT: The principle of presumption of innocence plays a significant role in the fundamental principles of criminal procedure. This principle is considered the mainstay or backbone of criminal procedural law in civilized countries. Presumption of innocence is also one of the principles of a fair trial under international human rights law. However, there are many shortcomings in the application of presumption of innocence in judicial practice. For example, competent procedural authorities or individuals always have the mindset that the accused persons are always the guilty ones. In addition, there is a lack of strict compliance with the criminal procedure during the settlement of the case and the conviction when there is not enough evidence. Therefore, it is necessary to improve the law provisions to deal with the above situations and to ensure that the adjudication was applied to the exact entities precisely for what they commit according to the laws Keywords: principle, presumption of innocence, law. 1. Khái niệm “Suy đoán vô tội” và sự cụ thể hoá nguyên tắc “Suy đoán vô tội” trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Công ty Luật TNHH MTV FDVN; Email: duyentran.vn@gmail.com 393 Suy đoán vô tội theo tiếng Anh là “presumption of innocence”. Thuật ngữ này còn có tên gọi khác là “the right to be presumed innocent”, với nghĩa là quyền được giả định vô tội, theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội. Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội nói riêng. Điều 10 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Tương tự như vậy, Bộ luật TTHS năm 2003 vẫn tiếp tục quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Đồng thời, Điều 72 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đó có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Như vậy, cho đến trước Hiến pháp năm 2013, pháp luật Việt Nam quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội chưa cụ thể và chưa bao hàm hết nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội. Mặt khác, về mặt hình thức thì cả trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự cũng chưa có điều nào có tên gọi “suy đoán vô tội”1. Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến của Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đặt ra quy định tại Chương II – “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Đó chính là nội dung đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng: Nguyến tắc suy đoán vô tội. 1 Phạm Hồng Hải (2018) “Suy đoán vô tội và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội” tại địa chỉ: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208309/Suy-doan-vo-toi-va-kien-nghi-hoan-thien- quy-dinh-cua-phap-luat-ve-nguyen-tac-suy-doan-vo-toi.html. 394 Để thi hành Hiến pháp, bảo đảm sự phù hợp của pháp luật tố tụng hình sự với Hiến pháp, BLTTHS tại Điều 13 đã quy định một nguyên tắc hoàn toàn mới của tố tụng hình sự Việt Nam, đó là “nguyên tắc suy đoán vô tội” với nội dung như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Theo quy định trên, nguyên tắc suy đoán vô tội gồm 03 nội dung chính và Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những quy định tiến bộ cụ thể hoá nguyên tắc Suy đoán vô tội: Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 Theo quy định này thì việc kết tội một người không qua thủ tục chứng minh của tố tụng hình sự hoặc có bất kỳ sự vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình chứng minh của cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Suy đoán vô tội Tố tụng hình sự Việt Nam Luật nhân quyền quốc tế Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Nguyên tắc suy đoán vô tộiTài liệu liên quan:
-
Bảo đảm quyền con người trong một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
16 trang 63 0 0 -
52 trang 40 0 0
-
Pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam - Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Phần 2
144 trang 32 0 0 -
Bài giảng Luật tố tụng Hình sự: Bài 5 - ThS. Trần Thị Liên
25 trang 31 0 0 -
Tài liệu về pháp luật - Quyền sống và hình phạt tử hình: Phần 2
165 trang 25 0 0 -
178 trang 25 0 0
-
Quyền đối với đất đai theo luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam
11 trang 24 0 0 -
Suy đoán vô tội - Nhận thức và quy định trong hiến pháp của quốc gia
8 trang 24 0 0 -
Quyền được chết - điều kiện và phương pháp tiến hành tại Việt Nam
13 trang 23 0 0 -
112 trang 23 0 0