Danh mục

Một số đề xuất phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với đặc điểm các nội dung giáo dục STEM luôn gắn liền với thực tiễn, tập trung vào việc hình thành cho người học nền tảng kiến thức rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới các NL thực tiễn, phù hợp với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đề xuất phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu họcMỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀTRONG GIÁO DỤC STEM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ngô Thị Liên1 Tóm tắt: Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích của giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới đó chính là giáo dục STEM. STEM là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). STEM là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp. Năng lực (NL) giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những NL quan trọng, góp phần giúp con người móc nối được các tri thức học tập vào xử lí các vấn đề trong cuộc sống, nên được hình thành và phát triển ở lứa tuổi tiểu học cho học sinh. Với đặc điểm các nội dung giáo dục STEM luôn gắn liền với thực tiễn, tập trung vào việc hình thành cho người học nền tảng kiến thức rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới các NL thực tiễn, phù hợp với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại. Từ khóa: Giáo dục STEM, Năng lực, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.1. Đặt vấn đề Hiện nay, với sự đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nền giáodục tiên tiến trên thế giới đang có sự thay đổi to lớn với mục đích cuối cùng là đàotạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ và sự nhạy cảm thời đại để thích ứng và phát triển.Chính vì vậy, một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mụcđích giáo dục nêu trên đang có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới, đóchính là giáo dục STEM. STEM là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trongtiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) vàMathematics (Toán học). STEM là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp, tậptrung vào việc hình thành cho người học kiến thức nền tảng rộng, liên lĩnh vực vàđặc biệt chú trọng tới hình thành và phát triển ở người học năng lực tư duy và hoạtđộng thực tiễn.1 Khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, ĐT: 0988955694; Email: ngothilien@hpu2.edu.vnPhần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 357 Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cốt lõi để phát triểncon người, là một trong ba năng lực chung cần hình thành cho học sinh tiểu họcđược đưa ra trong yêu cầu cần đạt về các năng lực trong chương trình giáo dục phổthông mới. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng, gópphần giúp con người móc nối được các tri thức học tập vào xử lí các vấn đề trongcuộc sống. Tư duy thực tiễn giúp tri thức khoa học quay trở lại phục vụ cuộc sốngcủa con người, phù hợp với xu thế giáo dục hình thành và phát triển năng lực củađổi mới giáo dục Việt Nam ngày nay. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểuhọc là một trong những cách thức phát triển năng lực cốt lõi của học sinh qua việchọc tập bằng cách trải nghiệm với các thách thức mang tính thực tiễn. Quá trình họctập của học sinh chủ yếu theo phương thức làm việc, thực hành, trải nghiệm và hợptác. Thông qua việc tìm tòi, hoạt động thực tiễn, người học tự giác khám phá tri thứckhoa học và điều quan trọng hơn là học sinh hình thành, phát triển được các kĩ năngtìm tòi, thí nghiệm, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế kĩ thuật, tưduy và tính toán. Học tập theo STEM, học sinh được thực hành, trải nghiệm các nộidung giáo dục, thông qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh,giúp học sinh giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.2. Năng lực giải quyết vấn đề2.1. Khái niệm Năng lực: Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) xếp năng lực vàophạm trù hoạt động khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức,kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiệnmột loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [2, tr.5]. Thực ra, NL của con ngườithể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhưng bản thân nó khôngphải là hoạt động. Nó là kết quả “huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và cácthuộc tính cá nhân khác. Từ việc tham khảo một số quan niệm của các tác giả về năng lực, tôi đưa raquan điểm của cá nhân về năng lực như sau: “Năng lực là sự huy động tổng thể cácphẩm chất, thuộc tính của cá nhân để giải quyết một vấn đề hay một hoạt động nào đó. Sựhuy động ấy thể hiện đầu vào là: kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết vấn đề và kết quảđầu ra là đạt được hiệu quả cao tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: