một số di tích lịch sử - văn hóa việt nam dùng trong nhà trường phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
một số di tích lịch sử - văn hóa việt nam dùng trong nhà trường phần 2 DUYÊN NẢI NAM TRUNG BỘ Một số tícVi lịcVi svc - VẲM VioÁ V iệt NAm < 347 > BIỆN TẰị/ SƠN D i tích điện thờ Tây Sơn thuộc khối 1, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 40km về hướng tây bắc, là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm. Trước sần rộng có tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đẩu hồi là ban thờ các tướng Tây Sơn. Điện Tây Sơn được xây dựng trên nển nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn - và cũng chính là từ đường thờ ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đổng, những người đã sinh ra ba anh em Tây Sơn, là nơi ba anh em Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, cùng đi Môt » ố bỉ tìcVi lỊcVi ( s v r - VẴM 349 ) VioÁ Vỉệt qua tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, rổi phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của nông dân và dân tộc vào cuối thế kỉ XVIII. Hiện nay, trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn, sát bên cạnh điện thờ Tây Sơn vẫn còn lại 2 di tích cực kì quý giá, là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời ông Hổ Phi Phúc. Cây me cổ thụ hơn 200 tuổi, tương truyền do thần sinh ba anh em Tây Sơn trồng, nằm ở bên cạnh điện Tây Sơn, cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn. Cây me cổ thụ này cao 24m, đường kính thân l,2m , tán rộng che phủ hơn 600m l Cây me đã đi vào kí ức dân gian trong một cầu ca quen thuộc, trữ tình, đượm màu lịch sử: “Câỵ me cũ, bến Trẩu xưa Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm” Theo những tư liệu ghi lại ở Bảo tàng Tầy Sơn, sau khi rời quê vỢ ở làng Phú Lạc, ông Hổ Phi Phúc cùng vợ đến định cư ở làng Kiên Mỹ, bên dòng sông Côn thơ mộng. Ngày ấy, Phú Lạc và Kiên Mỹ thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, vẽ sau đều thuộc xã Bình Thành, huyện Tầy Sơn. ông Hồ Phi Phúc dựng một ngôi nhà khang trang, đồng thời trổng cây me bên trái và đào một giếng nước bên phải ngôi nhà, phía trước là cánh đồng trù phú, màu mỡ xanh ngắt trải dọc sông Côn. Đây cũng là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lấn lượt chào đời. Đến giờ người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền những câu chuyện vê tuổi thơ của ba anh em Tây Sơn gắn bó với cây me trong vườn nhà. Đó là nơi hằng ngày ba anh em học võ, luyện công và sau khi khởi nghiệp, dưới tán me này, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì bao cuộc luận bàn đại sự cùng văn thần võ tướng vể thời cuộc, đất nước, vể phạt Bắc chinh Nam. Sự nghiệp vẻ vang cùa nhà Tầy Sơn đã gắn bó với cây me, giếng nước trong vườn nhà ngay từ buổi khởi đẩu và kéo dài suốt một thời kì lịch sử lẫy lừng. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, Nguyễn Ánh đã thực hiện chính sách báo thù đối với nhà Tây Sơn một cách hết sức tàn ác. Theo đó, ngôi nhà từ đường do cụ Hổ Phi Phúc tạo dựng trước đây bị san phẳng. Thế nhưng cầy me già vẫn uy nghi đứng đó bên cạnh giếng nước trong vắt, mát lành đến ngày nay, không ai giải thích được vì sao những chứng tích này không bị tàn phá ngoài những tương truyển dân gian đầy tôn kính. Tuy nhiên, nhân dân địa phương ở đây đã đóng góp tiển của, công sức xây dựng lại ngôi nhà anh em Tây Sơn ngay trên nền đất cũ, làm nơi thờ tự ông bà Hổ Phi Phúc, song ngôi từ đường này cũng bị nhà Nguyễn tiếp tục cho phá hủy. Người dân trong làng sau đó phải dựng một ngôi đình ngay trên nền nhà cũ, cạnh cây me, gọi là đình Kiên Mỹ, bí mật thờ “ba ngài Tây Sơn”. Để che mắt vua quan nhà Nguyễn, bể ngoài đình Kiên Mỹ thờ thành hoàng, có xin sắc nhà Nguyễn dù thực chất thờ Tây Sơn tam kiệt. Năm 1947, đình Kiên Mỹ bị phá để tiêu thổ kháng chiến và dân làng lập một miếu nhỏ ngay dưới gốc me già tiếp tục thờ cúng ba ngài Tây Sơn. Đến năm 1960, người dân trong vùng xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn, lấy tên là Điện Tây Sơn cũng ngay dưới tán me già. Hằng ngày có rất nhiều du khách đến từ mọi miển đất nước xin thỉnh những cây me con nhân giống từ cây me cổ thụ về trổng như tin vào sự linh thiêng, may mắn, như một nghĩa cử lưu truyền, gìn giữ một giai đoạn rực rỡ của nhà Tầy Sơn tuy hữu hạn mà vĩnh hằng trong lòng dân Việt. Một tồ t>i ticVi lịcVi từ - vẰti VioẤ V iệt N avm 350 ) Bên cạnh cây me cổ thụ là giếng nước cổ cũng gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Giếng nước ở bên phải Điện Tây Sơn, đường kính 0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Đến nay giếng nước xưa vẫn mát trong như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn tâm hồn và ý chí anh em Tây Sơn. Sau này dần làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Cạnh Điện Tầy Sơn hiện nay là Nhà bảo tàng Quang Trung khang trang đã được xây dựng. Những người có trách nhiệm đã cân nhắc kĩ khi chọn địa điểm thôn Kiên Mỹ để xây dựng nhà bảo tàng này. Hiện nay, di tích Điện thờ Tây Sơn, cây me, giếng nước được gìn giữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam Lịch sử địa phương Di tích lịch sử ở duyên hải Nam Trung Bộ Di tích lịch sử văn hóa ở Tây nguyên Di tích lịch sử văn hóa ở Đông Nam BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
284 trang 147 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 12: Lịch sử địa phương Quảng Nam
11 trang 106 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 53 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 7: Lịch sử địa phương Hà Tĩnh
3 trang 37 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 1
88 trang 28 0 0 -
8 trang 26 0 0
-
sóc sơn quê hương em (khối tiểu học) - phần 2
6 trang 25 0 0 -
Bài giảng Hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam: Phần 2
84 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu nhân vật Đức sư Cố Hà Minh Nhựt
7 trang 19 0 0 -
5 trang 19 0 0
-
Bài giảng Hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam: Phần 1
144 trang 18 0 0 -
sóc sơn quê hương em (khối tiểu học) - phần 1
20 trang 17 0 0 -
27 trang 15 0 0
-
48 trang 15 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 6 : Tên bài dạy : VĂN HÓA CỔ ĐẠI
12 trang 15 0 0 -
Giáo trình Lịch sử địa phương: Phần 2
97 trang 15 0 0 -
Giáo trình Lịch sử địa phương: Phần 1
75 trang 14 0 0 -
Lịch sử địa phương: Phần 2 - Nguyễn Cảnh Minh
41 trang 14 0 0 -
Lịch sử địa phương: Phần 1 - Nguyễn Cảnh Minh
66 trang 14 0 0 -
Tài liệu dạy và học lịch sử địa phương trong trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
109 trang 14 0 0