Danh mục

Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/6

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/6, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/6 Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán/6Nên: Tổ chức thi cử sao cho nhẹ nhàng nhất, phản ánh đúngtrình độ học sinh, và khiến cho học sinh học tốt nhất.Không nên: Chạy theo thành tích, hay tệ hơn là gian trá vàkhuyến khích gian trá trong thi cử.Việc kiểm tra đánh giá trình độ và kết quả học tập của học sinh(cũng như trình độ và kết quả làm việc của người lớn) là việccần thiết. Nó cần thiết bởi có rất nhiều quyết định phải dựa trênnhững sự kiểm tra và đánh giá đó, ví dụ như học sinh có đủ trìnhđộ để có thể hiểu những môn học tiếp theo không, có đáng tintưởng để giao một việc nào đó cho không, có xứng đáng đượcnhận học bổng hay giải thưởng nào đó không, v.v. Bởi vậygiảng viên không thể tránh khỏi việc tổ chức kiểm tra, thi cử chohọc sinh. Cái chúng ta có thể tránh, đó là làm sao để đừng biếncác cuộc kiểm tra thi cử đó thành “sự tra tấn” học sinh, và có khicả giảng viên.Một “định luật” trong giáo dục là THI SAO HỌC VẬY. Tuymục đích cao cả dài hạn của việc học là để mở mang hiểu biết vàrèn luyện kỹ năng, nhưng phần lớn học sinh học theo mục đíchngắn hạn, tức là để thi cho đỗ hay cho được giải. Trách nhiệmcủa người thầy và của hệ thống giáo dục là làm sao cho hai mụcđích đó trùng với nhau, tức là cần tổ chức thi cử sao cho họcsinh nào mở mang hiểu biết và rèn luyện các kỹ năng đượcnhiều nhất cũng là học sinh đạt kết quả tốt nhất trong thi cử.Nếu “thi lệch” thì học sinh sẽ học lệch. Ví dụ như thi tốt nghiệpphổ thông, nếu chỉ thi có 3-4 môn thì học sinh cũng sẽ chỉ học 3-4 môn mà bỏ bê các môn khác. Trong một môn thi, nếu chỉ hạnchế đề thi vào một phần kiến thức nào đó, thì học sinh sẽ chỉ tậptrung học phần đó thôi, bỏ quên những phần khác. Nếu đề thitoàn bài mẹo mực, thì học sinh cũng học mẹo mực mà thiếu cơbản. Nếu thi cử có thể gian lận, thì học hành cũng không thựcchất. Nếu thi cử quá nhiều lần, thì học sinh sẽ rất mệt mỏi, suốtngày phải ôn thi, không còn thì giờ cho những kiến thức mới vànhững thứ khác. Nếu thi theo kiểu bắt nhớ nhiều mà suy nghĩ ít,thì học sinh sẽ học thành những con vẹt, học thuộc lòng các thứ,mà không hiểu, không suy nghĩ. Mấy đề thi trắc nghiệm ở ViệtNam mấy năm gần đây đang có xu hướng nguy hiểm như vậy:đề thi dài, với nhiều câu hỏi tủn mủn, đòi hỏi học sinh phải nhớmà điền câu trả lời, chứ không đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ gìhết. Thậm chí thi học sinh giỏi toán toàn quốc cũng có lần đượcthi theo kiểu bài tủn mủn như vậy, và kết quả là việc chọn lọcđội tuyển thi toán quốc tế năm đó bị sai lệch nhiều. Bản thânchuyện thi trắc nghiệm không phải là một chuyện tồi, thi trắcnghiệm có những công dụng của nó, ý tôi muốn nói ở đây làcách dùng nó trong thi cử ở Việt Nam chưa được tốt .Thi cử có thể chia làm 2 loại chính: loại kiểm tra (ví dụ nhưkiểm tra xem có đủ trình độ để đáng được lên lớp hay được cấpbằng không), và loại thi đấu (tuyển chọn, khi mà số suất hay sốgiải thưởng có hạn). Loại thi đấu thì cần thang điểm chi tiết (vídụ như khi hai người có điểm xấp xỉ nhau mà chỉ có 1 suất thìvẫn phải loại 1 người, và khi đó thì chênh nhau ¼ điểm cũngquan trọng), nhưng đối với loại kiểm tra, không cần chấm điểmquá chi li: những thang điểm quá nhiều bậc điểm (ví dụ nhưthang điểm 20, tính từng ½ điểm một, tổng cộng thành 41 bậcđiểm) là không cần thiết, mà chỉ cần như các nước Nga, Đứchay Mỹ (chỉ có 4-5 bậc điểm) làm là đủ. Kinh nghiệm chấm thisinh viên của tôi cho thấy chấm chi li từng điểm nhỏ một chỉmất thời giờ mà không thay đổi bản chất của điểm kiểm tra: sinhviên nào kém, sinh viên nào giỏi chỉ cần nhìn qua tổng thể bàikiểm tra là biết ngay.Kiểm tra nói là một hình thức kiểm tra khá tốt: trong vòng 10-15phút hỏi thi cộng với một vài bài tập làm tại chỗ là giảng viên cóthể “ước lượng” được mức hiểu kiến thức của sinh viên kháchính xác. Tuy nhiên, kiểu thi nói còn rất hiếm ở Việt Nam, vàngay ở Pháp cũng không phổ biến lắm. Có nhiều người lo ngạirằng thi nói sẽ khó khách quan. Điều này có lẽ đúng trong điềukiện Việt Nam hiện nay, khi có nhiều giảng viên thiếu nghiêmtúc trong thi cử. Điểm kiểm tra để “tính sổ” ở Việt Nam trongđiều kiện như vậy thì cần qua thi viết cho khách quan, đỡ bị gianlận. Nhưng không phải bài kiểm tra nào cũng cần “tính vào sổ”.Số lượng các kiểm tra “chính thức”, “tính sổ” nên ít thôi, ngoàira thay bằng những kiểm tra “không chính thức”, không phải đểtính điểm học sinh, mà để giúp học sinh hay phụ huynh học sinhbiết xem trình độ đang ra sao, có những điểm yếu điểm mạnh gì.Hệ thống giáo dục phổ thông cấp 1 ở Pháp tính “điểm” như vậy:Điểm không phải là điểm “7” hay “10” mà là điểm “phần này đãnắm tốt”, “phần kia còn phải học thêm”. ...

Tài liệu được xem nhiều: