Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.03 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với yêu cầu, thách thức đặt ra trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, góc nhìn từ nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm nâng cao chất lượng thúc đẩy cho nền kinh tế ngày càng phát triển lớn mạnh. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh Trần Hoàng Tùng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh * Email: tran.tung92@gmail.com Tel: 0936542348 Tóm tắt: Nguồn nhân lực là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền công nghiệp nói chung, mà đặc biệt chiếm vai trò then chốt trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với địa thế giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường biển và đường hàng không, ngoài ra còn kể đến nguồn tài nguyên dồi dào phong phú, tuy nhiên để nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, ổn định, đòi hỏi vai trò nguồn nhân lực phải lớn mạnh, chuyên nghiệp và tạo nên mũi nhọn đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế. Với yêu cầu, thách thức đặt ra trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, góc nhìn từ nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm nâng cao chất lượng thúc đẩy cho nền kinh tế ngày càng phát triển lớn mạnh. Từ khóa: Giải pháp; Đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; Công nghiệp chế biến, chế tạo 1. Khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Có 3 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: - Trạng thái sức khỏe nguồn nhân lực: Trong đó chú ý về tuổi thọ bình quân; thể trạng của người lao động; phân loại sức khỏe; chỉ tiêu suy giảm sức khỏe hoặc không có khả năng lao động… - Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong thực tiễn lao động sản xuất, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống. - Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực: Được thể hiện bằng tỉ lệ cán bộ, công nhân và người lao động nói chung có trình độ tay nghề, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với nguồn nhân lực lao động chung của cả nước. Như vậy, có thể nói rằng nguồn nhân lực là tổng hòa của thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Điều đó càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, có thể thấy động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực. 2. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh nhìn từ góc độ về nguồn nhân lực Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Quảng Ninh là địa phương nằm trong tam giác tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có nền Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - 2021 32 Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp phát triển mạnh mẽ với nhiều lợi thế vượt trội, đặc biệt trong đó có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đa dạng phong phú với nhiều loại hình, dịch vụ qui mô ngày càng lớn mạnh, bao gồm các hệ thống các cảng biển, dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, đường cao tốc, nhất là hệ thống các cặp cửa khẩu song phương với Trung Quốc. Năm 2010, Quảng Ninh có 291 doanh nghiệp chế biến, chế tạo, đến năm 2020 đã tăng lên 841 doanh nghiệp, chiếm 81,8% số doanh nghiệp trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tổng nguồn vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2010 - 2020 đạt gần 69 nghìn tỷ đồng. Ngành đã tham gia giải quyết công ăn việc làm cho hơn 54 nghìn lao động mỗi năm...[1] Được biết, Quảng Ninh cũng đang lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện đầu tư hạ tầng KCN Hồng Thái Đông 150 ha (thị xã Đông Triều), KCN phụ trợ ngành than 400 ha (TP. Cẩm Phả), KCN Tiên Yên 150 ha (Tiên Yên), KCN Y dược công nghệ cao 1.000 ha và KCN cao 800 ha tại Khu kinh tế Vân Đồn. [2] Như vậy có thể thấy hiện nay ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đang có sự chuyển biến đột phá với vai trò quan trọng là trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh, tạo đà đẩy mạnh nền kinh tế đi lên. Để phát triển nhanh, bền vững cả về quy mô và chất lượng đòi hỏi nhu cầu lớn về nguồn nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, chất lượng cao, lao động có kỹ năng tay nghề đáp ứng được y ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh Trần Hoàng Tùng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh * Email: tran.tung92@gmail.com Tel: 0936542348 Tóm tắt: Nguồn nhân lực là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền công nghiệp nói chung, mà đặc biệt chiếm vai trò then chốt trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với địa thế giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường biển và đường hàng không, ngoài ra còn kể đến nguồn tài nguyên dồi dào phong phú, tuy nhiên để nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, ổn định, đòi hỏi vai trò nguồn nhân lực phải lớn mạnh, chuyên nghiệp và tạo nên mũi nhọn đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế. Với yêu cầu, thách thức đặt ra trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, góc nhìn từ nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm nâng cao chất lượng thúc đẩy cho nền kinh tế ngày càng phát triển lớn mạnh. Từ khóa: Giải pháp; Đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; Công nghiệp chế biến, chế tạo 1. Khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Có 3 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: - Trạng thái sức khỏe nguồn nhân lực: Trong đó chú ý về tuổi thọ bình quân; thể trạng của người lao động; phân loại sức khỏe; chỉ tiêu suy giảm sức khỏe hoặc không có khả năng lao động… - Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong thực tiễn lao động sản xuất, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống. - Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực: Được thể hiện bằng tỉ lệ cán bộ, công nhân và người lao động nói chung có trình độ tay nghề, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với nguồn nhân lực lao động chung của cả nước. Như vậy, có thể nói rằng nguồn nhân lực là tổng hòa của thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Điều đó càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, có thể thấy động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực. 2. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh nhìn từ góc độ về nguồn nhân lực Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Quảng Ninh là địa phương nằm trong tam giác tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có nền Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - 2021 32 Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp phát triển mạnh mẽ với nhiều lợi thế vượt trội, đặc biệt trong đó có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đa dạng phong phú với nhiều loại hình, dịch vụ qui mô ngày càng lớn mạnh, bao gồm các hệ thống các cảng biển, dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, đường cao tốc, nhất là hệ thống các cặp cửa khẩu song phương với Trung Quốc. Năm 2010, Quảng Ninh có 291 doanh nghiệp chế biến, chế tạo, đến năm 2020 đã tăng lên 841 doanh nghiệp, chiếm 81,8% số doanh nghiệp trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Tổng nguồn vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2010 - 2020 đạt gần 69 nghìn tỷ đồng. Ngành đã tham gia giải quyết công ăn việc làm cho hơn 54 nghìn lao động mỗi năm...[1] Được biết, Quảng Ninh cũng đang lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện đầu tư hạ tầng KCN Hồng Thái Đông 150 ha (thị xã Đông Triều), KCN phụ trợ ngành than 400 ha (TP. Cẩm Phả), KCN Tiên Yên 150 ha (Tiên Yên), KCN Y dược công nghệ cao 1.000 ha và KCN cao 800 ha tại Khu kinh tế Vân Đồn. [2] Như vậy có thể thấy hiện nay ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đang có sự chuyển biến đột phá với vai trò quan trọng là trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh, tạo đà đẩy mạnh nền kinh tế đi lên. Để phát triển nhanh, bền vững cả về quy mô và chất lượng đòi hỏi nhu cầu lớn về nguồn nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, chất lượng cao, lao động có kỹ năng tay nghề đáp ứng được y ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực Công nghiệp chế biến Nguồn nhân lực tại chỗ Thị trường lao động chất lượng caoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 367 0 0 -
22 trang 344 0 0
-
7 trang 277 0 0
-
10 trang 168 0 0
-
Bài thuyết trình: Chính sách nhân sự Công ty Procter & Gamble (P&G)
35 trang 154 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 152 0 0 -
Ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chính phát hiện bất thường trong quy trình rang kẽm
6 trang 137 0 0 -
18 trang 126 0 0
-
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 114 0 0 -
109 trang 113 0 0