![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 443.45 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng rộng rãi tại các Trường Đại học ở Việt Nam bởi ưu điểm nổi trội của phương thức này là tạo ra một học chế mềm dẻo, lấy sinh viên làm trung tâm, nâng cao tính chủ động của người học... Bài viết này đề cập tới thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Ngoại thương. Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm công tác cố vấn học tập của một số trường đại học ở Hà Nội, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho nhà trường để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương Một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương Nguyễn Thị Thu Trang1 Lê Thái Phong2 Tóm tắt Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng rộng rãi tại các Trường Đại học ở Việt Nam bởi ưu điểm nổi trội của phương thức này là tạo ra một học chế mềm dẻo, lấy sinh viên làm trung tâm, nâng cao tính chủ động của người học…Tuy nhiên, việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề quản lý liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo, trong đó vai trò của cố vấn học tập trong công tác quản lý sinh viên chưa thực sự phát huy là một trong những hạn chế tại các Trường Đại học hiện nay. Bài viết này đề cập tới thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Ngoại thương. Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm công tác cố vấn học tập của một số trường đại học ở Hà Nội, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho nhà trường để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập. Từ khoá: cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm, vai trò, kinh nghiệm Abstract: The deployment of credit system brings several issues related to the process management including defining roles of academic advisers in students supervisions, which is one of the weakness in many universities. This article discuss about current state of the roles of academic advisers at the University of Foreign Trade. Through case studies of performance improvement of academic advisers in some other universities in Hanoi, the authors propose some recommendations to the FTU management. Key words: adviser, role, experience 1. Khái niệm, vai trò cố vấn học tập (CVHT) Tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Học viện tại Việt Nam, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã trở thành quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình học, sinh viên phải chủ động trong việc lựa chọn ngành, chuyên ngành và môn học. Ngoài ra, sinh viên còn phải xây dựng kế hoạch học tập cho cả quá trình đào tạo cũng như từng năm học, kỳ học. Để hỗ trợ sinh viên có thể thực hiện quyền tự chủ của mình một cách hiệu quả nhất, một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bộ phận cố vấn học tập. 1 2 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, Email: trangntt@ftu.edu.vn Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, Email: lethaiphong@gmail.com 1 Vậy khái niệm cố vấn học tập được hiểu như thế nào cho phù hợp? Cố vấn học tập là một khái niệm mới, là một chức danh trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên thông qua việc tư vấn, quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo. Có thể hiểu, cố vấn học tập là người tư vấn hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra sự lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách. Vai trò của CVHT trong quá trình quản lý sinh viên: - Là cầu nối trung gian giữa cơ sở đào tạo, gia đình, sinh viên và thị trường lao động. - Là chuyên gia tư vấn cho sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, với năng lực, điều kiện kinh tế của sinh viên. Giúp sinh viên thực hiện tốt các Quy chế của Bộ Giáo dục và Nhà trường. - Hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trường, tư vấn giải quyết các thắc mắc, khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập. - Là người định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành. - Là người đồng hành cùng sinh viên tổ chức họp lớp theo quy định, đánh giá rèn luyện, xếp loại sinh viên học tập theo học kỳ… - Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp tại cơ sở đào tạo đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên. 2. Kinh nghiệm tổ chức công tác CVHT tại một số trường đại học ở Hà Nội 2.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học KTQD đã xây dựng hệ thống CVHT bao gồm 2 bộ phận: - Cố vấn học tập chuyên trách (trực thuộc Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục). CVHT chuyên trách sẽ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến quản lý sinh viên cho các cố vấn học tập kiêm nhiệm. - Cố vấn học tập kiêm nhiệm (thuộc các khoa, viện, trung tâm có đào tạo sinh viên chuyên ngành). Số lớp phân công làm CVHT kiêm nhiệm của các Khoa phổ biến ở mức 2 lớp/CVHT kiêm nhiệm. Ngoài các vai trò chính của một CVHT theo quy định, một CVHT kiêm nhiệm tại Trường Đại học KTQD còn có nhiệm vụ: - Phối hợp với Phòng Khảo thí và ĐBCL giáo dục, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Công tác Chính trị và Quản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương Một số giải pháp đề xuất nhằm phát huy vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương Nguyễn Thị Thu Trang1 Lê Thái Phong2 Tóm tắt Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng rộng rãi tại các Trường Đại học ở Việt Nam bởi ưu điểm nổi trội của phương thức này là tạo ra một học chế mềm dẻo, lấy sinh viên làm trung tâm, nâng cao tính chủ động của người học…Tuy nhiên, việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề quản lý liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo, trong đó vai trò của cố vấn học tập trong công tác quản lý sinh viên chưa thực sự phát huy là một trong những hạn chế tại các Trường Đại học hiện nay. Bài viết này đề cập tới thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Ngoại thương. Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm công tác cố vấn học tập của một số trường đại học ở Hà Nội, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho nhà trường để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập. Từ khoá: cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm, vai trò, kinh nghiệm Abstract: The deployment of credit system brings several issues related to the process management including defining roles of academic advisers in students supervisions, which is one of the weakness in many universities. This article discuss about current state of the roles of academic advisers at the University of Foreign Trade. Through case studies of performance improvement of academic advisers in some other universities in Hanoi, the authors propose some recommendations to the FTU management. Key words: adviser, role, experience 1. Khái niệm, vai trò cố vấn học tập (CVHT) Tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Học viện tại Việt Nam, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã trở thành quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình học, sinh viên phải chủ động trong việc lựa chọn ngành, chuyên ngành và môn học. Ngoài ra, sinh viên còn phải xây dựng kế hoạch học tập cho cả quá trình đào tạo cũng như từng năm học, kỳ học. Để hỗ trợ sinh viên có thể thực hiện quyền tự chủ của mình một cách hiệu quả nhất, một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bộ phận cố vấn học tập. 1 2 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, Email: trangntt@ftu.edu.vn Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương, Email: lethaiphong@gmail.com 1 Vậy khái niệm cố vấn học tập được hiểu như thế nào cho phù hợp? Cố vấn học tập là một khái niệm mới, là một chức danh trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên thông qua việc tư vấn, quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo. Có thể hiểu, cố vấn học tập là người tư vấn hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra sự lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách. Vai trò của CVHT trong quá trình quản lý sinh viên: - Là cầu nối trung gian giữa cơ sở đào tạo, gia đình, sinh viên và thị trường lao động. - Là chuyên gia tư vấn cho sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, với năng lực, điều kiện kinh tế của sinh viên. Giúp sinh viên thực hiện tốt các Quy chế của Bộ Giáo dục và Nhà trường. - Hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trường, tư vấn giải quyết các thắc mắc, khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập. - Là người định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành. - Là người đồng hành cùng sinh viên tổ chức họp lớp theo quy định, đánh giá rèn luyện, xếp loại sinh viên học tập theo học kỳ… - Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp tại cơ sở đào tạo đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của sinh viên. 2. Kinh nghiệm tổ chức công tác CVHT tại một số trường đại học ở Hà Nội 2.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học KTQD đã xây dựng hệ thống CVHT bao gồm 2 bộ phận: - Cố vấn học tập chuyên trách (trực thuộc Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục). CVHT chuyên trách sẽ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến quản lý sinh viên cho các cố vấn học tập kiêm nhiệm. - Cố vấn học tập kiêm nhiệm (thuộc các khoa, viện, trung tâm có đào tạo sinh viên chuyên ngành). Số lớp phân công làm CVHT kiêm nhiệm của các Khoa phổ biến ở mức 2 lớp/CVHT kiêm nhiệm. Ngoài các vai trò chính của một CVHT theo quy định, một CVHT kiêm nhiệm tại Trường Đại học KTQD còn có nhiệm vụ: - Phối hợp với Phòng Khảo thí và ĐBCL giáo dục, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Công tác Chính trị và Quản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Kinh tế đối ngoại Cố vấn học tập Đào tạo theo tín chỉ Hệ thống tín chỉ Học chế mềm dẻo Công tác cố vấn học tậpTài liệu liên quan:
-
12 trang 344 0 0
-
Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
12 trang 246 2 0 -
13 trang 210 1 0
-
15 trang 139 0 0
-
14 trang 137 0 0
-
10 trang 132 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 120 0 0 -
Chi phí sản xuất và sản phẩm gỗ của Việt nam: Góc nhìn từ chuỗi giá trị sản phẩm
11 trang 119 0 0 -
Xu hướng vận động của thị trường toàn cầu và định hướng nâng cấp ngành may Việt Nam
12 trang 119 0 0 -
Hoạt động marketing xã hội đối với hành vi tiết kiệm nước của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 118 0 0