Danh mục

Áp dụng mô hình định giá tài sản để xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 201      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết áp dụng các mô hình định giá tài sản phổ biến (CAPM, APT, Fama -French) vào xác định lợi suất kỳ vọng cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả cũng so sánh những sự khác biệt trong kết quả tìm ra bởi 3 mô hình, và giải thích lý do cho những sự khác biệt này. Cuối cùng tác giả đưa ra một số gợi ý cho mô hình phù hợp nhất để áp dụng vào định giá doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng mô hình định giá tài sản để xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br /> <br /> ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH LỢI SUẤT KỲ VỌNG CỦA CỔ PHIẾU:<br /> TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br /> Lê Phương Lan*<br /> Tóm tắt<br /> Một trong những bước quan trọng khi tiến hành định giá cổ phiếu của doanh nghiệp là<br /> xác định lợi suất chiết khấu cho phù hợp. Bài viết áp dụng các mô hình định giá tài sản phổ<br /> biến (CAPM, APT, Fama-French) vào xác định lợi suất kỳ vọng cổ phiếu của các doanh<br /> nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả cũng so sánh<br /> những sự khác biệt trong kết quả tìm ra bởi 3 mô hình, và giải thích lý do cho những sự khác<br /> biệt này. Cuối cùng tác giả đưa ra một số gợi ý cho mô hình phù hợp nhất để áp dụng vào<br /> định giá doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam.<br /> Từ khóa: Lợi suất kỳ vọng, CAPM, APT, Fama - Frech.<br /> Mã số: 100.080514. Ngày nhận bài: 08/05/2014. Ngày hoàn thành biên tập: 16/03/2015. Ngày duyệt đăng: 21/03/2015.<br /> <br /> 1. Xác định lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu<br /> bằng các mô hình định giá tài sản<br /> 1.1. Mô hình CAPM (Capital Asset<br /> Pricing Model)<br /> Mô hình CAPM là mô hình trình bày lý<br /> thuyết giản đơn về mối quan hệ giữa lợi<br /> suất và rủi ro, được giới thiệu độc lập bởi<br /> Jack Treynor (1961-1962), William Sharpe<br /> (1964), John Lintner (1965) và Jan Mossin<br /> (1966); và dựa trên công trình nghiên cứu<br /> trước đó của Harry Markowitz (1952) về lý<br /> thuyết quản trị danh mục đầu tư hiện đại.<br /> Theo đó, một tài sản/danh mục mà có rủi ro<br /> càng cao thì lợi suất kỳ vọng của tài sản/danh<br /> mục đó cũng tăng lên.<br /> Mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng và rủi ro<br /> trong mô hình CAPM được biểu diễn như sau:<br /> E ( R i=<br /> ) R f + βi ,m .(E ( R m ) − R f )<br /> <br /> *<br /> <br /> Rf: Lợi suất phi rủi ro.<br /> βi,m: Độ nhạy cảm của tài sản, đo lường độ rủi<br /> <br /> ro của tài sản thứ i so với danh mục thị trường.<br /> <br /> <br /> <br /> Cov(R i , R m )<br /> βi,m =<br /> Var(R m )<br /> <br /> Trong đó:<br /> <br /> E(Rm): Lợi suất kỳ vọng của thị trường.<br /> <br /> E(Ri): Lợi suất kỳ vọng của tài sản.<br /> <br /> (E(Rm) – Rf): Phần bù rủi ro thị trường.<br /> <br /> ThS, Trường Đại học Ngoại thương, email: hoanglanbest@yahoo.com.<br /> <br /> Soá 71 (03/2015)<br /> <br /> Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br /> <br /> 103<br /> <br /> KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br /> <br /> Mô hình Fama-French 3 nhân tố (FamaFrench Model, three-factor)<br /> <br /> 1.3. Mô hình APT (Arbitrage Pricing<br /> Theory Model)<br /> <br /> Nghiên cứu thực nghiệm của Eugene Fama<br /> và Kenneth French vào năm 1992 cho thấy<br /> mô hình CAPM không giải thích được lợi suất<br /> bình quân chứng khoán của các doanh nghiệp<br /> tại Mỹ trong giai đoạn 1963-1990. Do đó,<br /> Fama và French đã bắt đầu quan sát hai nhóm<br /> cổ phiếu có khuynh hướng tốt hơn so với toàn<br /> bộ thị trường là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn<br /> hóa nhỏ và nhóm cổ phiếu của các công ty có<br /> tỉ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao<br /> (tỷ số B/P cao). Hai nhân tố này được Fama<br /> và French bổ sung vào mô hình CAPM, hình<br /> thành một mô hình mới lượng hóa mối quan<br /> hệ giữa rủi ro và lợi suất mang tên hai ông, mô<br /> hình Fama-French ba nhân tố:<br /> <br /> Đây là mô hình tính lợi suất kỳ vọng dựa<br /> trên lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá, được<br /> giới thiệu bởi nhà kinh tế học Stephen Ross<br /> vào năm 1976.<br /> <br /> E ( R i=<br /> ) R f + βi ,m .( E ( R m ) − R f ) + βi,SMB .SMB + βi ,HML .HML<br /> <br /> Trong đó:<br /> E(Ri): Lợi suất kỳ vọng của tài sản.<br /> Rf: Lợi suất phi rủi ro.<br /> E(Rm): Lợi suất kỳ vọng của thị trường.<br /> (E(Rm) – Rf): Phần bù rủi ro thị trường.<br /> SMB (“Small Minus Big”): Phần bù quy<br /> mô, được đo bằng lợi suất trung bình của danh<br /> mục gồm các chứng khoán có giá trị vốn hóa<br /> nhỏ trừ đi lợi suất trung bình của danh mục<br /> gồm các chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn.<br /> HML (“High (B/P) Minus Low (B/P)”):<br /> Phần bù giá trị, được đo bằng lợi suất trung<br /> bình của danh mục gồm các chứng khoán có<br /> giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (B/P) cao<br /> (cổ phiếu có giá trị) trừ đi lợi suất trung bình<br /> của danh mục gồm các chứng khoán có giá trị<br /> sổ sách trên giá trị thị trường (B/P) thấp (cổ<br /> phiếu tăng trưởng).<br /> βi,m, βi,SMB, βi,HML: Độ nhạy của các nhân tố<br /> thị trường, nhân tố quy mô và nhân tố giá trị<br /> đối với chứng khoán.<br /> 104<br /> <br /> Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br /> <br /> Ross đã xây dựng mô hình APT với công<br /> thức đơn giản như sau:<br /> k<br /> <br /> E ( R i ) = R f + ∑βi , j .RPi , j<br /> Trong đó:<br /> <br /> j=1<br /> <br /> E(Ri): Lợi suất kỳ vọng của tài sản i.<br /> Rf: Lợi suất phi rủi ro.<br /> k: Số nhân tố vĩ mô được lựa chọn.<br /> βi,j: Độ nhạy của tài sản i đối với nhân tố vĩ<br /> mô thứ j.<br ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: