Một số giải pháp hoạch định cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: docx
Dung lượng: 21.75 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạch định cơ cấu vốn (CCV) là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp quyết định nên huy động vốn từ đâu, mà còn xác định cách thức phân bổ nguồn vốn đó như thế nào để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động hoạch định CCV của các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp hoạch định cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT: Hoạch định cơ cấu vốn (CCV) là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp quyết định nên huy động vốn từ đâu, mà còn xác định cách thức phân bổ nguồn vốn đó như thế nào để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động hoạch định CCV của các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cơ cấu vốn, doanh nghiệp niêm yết, thị trường chứng khoán. 1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết CCV của DNNY, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số đòn bẩy tài chính ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay và ngược lại. Một CCV hợp lí phải đảm bảo sự hài hòa giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, sao cho chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro có thể chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Các DNNY có thể thay đổi CCV hoặc tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, như: phát hành thêm các chứng khoán hoặc vay thêm từ bên ngoài, bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận thu được để tăng vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tái cấu trúc lại nguồn vốn mà không làm thay đổi qui mô vốn của doanh nghiệp như vay thêm nợ để mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành thêm cổ phiếu để hoàn trả bớt nợ vay. CCV của DNNY phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông và cũng đồng thời là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tối ưu khi chi phí vốn bình quân thấp nhất. Do vậy, mục tiêu cơ bản của quyết định CCV là xác định được cách thức tài trợ có chi phí vốn thấp nhất, CCV tối ưu là điểm mà tại đó chi phí vốn bình quân thấp nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất. Khi điều chỉnh CCV các DNNY cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất, sự điều chỉnh CCV của doanh nghiệp làm thay đổi chi phí vốn như thế nào? Thứ hai, tại điểm CCV nào chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tối thiểu và giá trị doanh nghiệp tối đa? Thứ ba, giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu sẽ biến động như thế nào khi doanh nghiệp điều chỉnh CCV về mức tối ưu?. CCV của DNNY phần lớn phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về doanh nghiệp, như: nguy cơ phá sản, khả năng sinh lời, chất lượng và cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng... Ngoài các yếu tố này, đặc trưng về ngành và đặc điểm môi trường kinh doanh còn là những yếu tố dẫn đến sự khác biệt về CCV của các DNNY thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động ở các môi trường kinh doanh khác nhau. 2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong hoạch định cơ cấu vốn Hiện nay, bối cảnh kinh tế đất nước và xu hướng hội nhập đã và đang tạo nên những điều kiện thuận lợi cho các DNNY trong việc hoạch định CCV. Cụ thể là: Thứ nhất, hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân khoảng 6%/năm trong 30 năm qua và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao đến hết năm 2020; các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá cũng sẽ theo chiều hướng ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để các DNNY mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt bằng giá cổ phiếu kéo theo mức tăng về vốn hóa thị trường. Thứ hai, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết trên TTCK tiếp tục được Chính phủ chú trọng đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong giai đoạn 2017 2020, sẽ có hơn 400 DNNN thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này, qua đó tạo tiền đề cho nguồn cung hàng hóa trên TTCK. Thứ ba, việc tham gia và thực thi các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất xuất khẩu của các DNNY; khi các cam kết này giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa, làm tăng cơ hội giúp hàng hóa trong nước tiếp cận nhiều thị trường quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, cổ phiếu của những ngành này sẽ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và đi lên tích cực của TTCK. Thứ tư, cam kết trong FTA thế hệ mới buộc các DNNY phải đổi mới, tái cấu trúc, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro, công bố thông tin… để hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa DNNN, nhu cầu định giá doanh nghiệp, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngoài) sẽ là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các công ty chứng khoán. Thứ năm, các hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK. Với các yêu cầu cam kết có độ mở sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP hay các nước thành viên EU sẽ phát triển mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách mới như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản… và sắp tới là Luật Chứng khoán (sửa đổi), tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập gây nhiều khó khăn, trở ngại cho các DNNY trong hoạch định CCV. Thứ nhất, Nhà nước vẫn giữ vai trò quản lý quan trọng đối với các DNNY. Hiện nay, có khoảng 42% DNNY ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp hoạch định cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT: Hoạch định cơ cấu vốn (CCV) là một trong các nhiệm vụ tài chính quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp quyết định nên huy động vốn từ đâu, mà còn xác định cách thức phân bổ nguồn vốn đó như thế nào để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động hoạch định CCV của các DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cơ cấu vốn, doanh nghiệp niêm yết, thị trường chứng khoán. 1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết CCV của DNNY, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỉ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số đòn bẩy tài chính ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay và ngược lại. Một CCV hợp lí phải đảm bảo sự hài hòa giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, sao cho chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro có thể chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Các DNNY có thể thay đổi CCV hoặc tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, như: phát hành thêm các chứng khoán hoặc vay thêm từ bên ngoài, bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận thu được để tăng vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tái cấu trúc lại nguồn vốn mà không làm thay đổi qui mô vốn của doanh nghiệp như vay thêm nợ để mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành thêm cổ phiếu để hoàn trả bớt nợ vay. CCV của DNNY phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị tài sản cổ đông và cũng đồng thời là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tối ưu khi chi phí vốn bình quân thấp nhất. Do vậy, mục tiêu cơ bản của quyết định CCV là xác định được cách thức tài trợ có chi phí vốn thấp nhất, CCV tối ưu là điểm mà tại đó chi phí vốn bình quân thấp nhất và giá trị doanh nghiệp cao nhất. Khi điều chỉnh CCV các DNNY cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất, sự điều chỉnh CCV của doanh nghiệp làm thay đổi chi phí vốn như thế nào? Thứ hai, tại điểm CCV nào chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ tối thiểu và giá trị doanh nghiệp tối đa? Thứ ba, giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu sẽ biến động như thế nào khi doanh nghiệp điều chỉnh CCV về mức tối ưu?. CCV của DNNY phần lớn phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về doanh nghiệp, như: nguy cơ phá sản, khả năng sinh lời, chất lượng và cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng... Ngoài các yếu tố này, đặc trưng về ngành và đặc điểm môi trường kinh doanh còn là những yếu tố dẫn đến sự khác biệt về CCV của các DNNY thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động ở các môi trường kinh doanh khác nhau. 2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong hoạch định cơ cấu vốn Hiện nay, bối cảnh kinh tế đất nước và xu hướng hội nhập đã và đang tạo nên những điều kiện thuận lợi cho các DNNY trong việc hoạch định CCV. Cụ thể là: Thứ nhất, hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân khoảng 6%/năm trong 30 năm qua và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao đến hết năm 2020; các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá cũng sẽ theo chiều hướng ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để các DNNY mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt bằng giá cổ phiếu kéo theo mức tăng về vốn hóa thị trường. Thứ hai, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết trên TTCK tiếp tục được Chính phủ chú trọng đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong giai đoạn 2017 2020, sẽ có hơn 400 DNNN thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này, qua đó tạo tiền đề cho nguồn cung hàng hóa trên TTCK. Thứ ba, việc tham gia và thực thi các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất xuất khẩu của các DNNY; khi các cam kết này giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa, làm tăng cơ hội giúp hàng hóa trong nước tiếp cận nhiều thị trường quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn, giúp các doanh nghiệp kinh doanh mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, cổ phiếu của những ngành này sẽ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và đi lên tích cực của TTCK. Thứ tư, cam kết trong FTA thế hệ mới buộc các DNNY phải đổi mới, tái cấu trúc, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro, công bố thông tin… để hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa DNNN, nhu cầu định giá doanh nghiệp, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngoài) sẽ là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các công ty chứng khoán. Thứ năm, các hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK. Với các yêu cầu cam kết có độ mở sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP hay các nước thành viên EU sẽ phát triển mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách mới như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản… và sắp tới là Luật Chứng khoán (sửa đổi), tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập gây nhiều khó khăn, trở ngại cho các DNNY trong hoạch định CCV. Thứ nhất, Nhà nước vẫn giữ vai trò quản lý quan trọng đối với các DNNY. Hiện nay, có khoảng 42% DNNY ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp Hoạch định cơ cấu vốn Thị trường chứng khoán Doanh nghiệp niêm yết Phân bổ nguồn vốn Đòn bấy tài chính Hệ số đòn bẩy tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 965 34 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 759 21 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 569 12 0 -
2 trang 513 13 0
-
18 trang 458 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 433 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 419 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 368 10 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 365 1 0 -
3 trang 294 0 0