Danh mục

Một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật cho sự phát triển thị trường chứng khoán

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.07 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung làm rõ tình hình ban hành khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán cũng như kết quả, hạn chế, nguyên nhân đạt được của thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thể chế pháp luật về thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật cho sự phát triển thị trường chứng khoán MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Lê Đồng Duy Trung1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tóm tắt Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, cũng là một thị trường có tính chất tự do nhất và được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, phản ảnh tức thì các luồng thông tin thị trường và chính sách của Chính phủ. Xu hướng cổ phẩn hóa và niêm yết của các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự tham gia ngày càng đông đảo của c c nhà đầu tư nước ngoài, cũng như việc thị trường chứng khoán phái sinh dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong tháng 5/2017… đang đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc không ngừng hoàn thiện các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy quy mô, nâng cao chất lượng tài sản của thị trường cũng như khả năng quản lý, gi m s t cũng như cơ chế phối hợp thực thi của c c cơ quan có liên quan. Đến nay, khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện. Bài viết này tập trung làm rõ tình hình ban hành khung thể chế pháp luật cho thị trường chứng khoán cũng như kết quả, hạn chế, nguy n nhân đạt được của thị trường chứng khoán, tr n cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thể chế pháp luật về thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, thể chế, pháp luật, Ủy ban chứng khoán nhà nước. 1. Những kết quả đạt đƣợc Ngày 11/07/1998, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được ra đời theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP “về chứng khoán và thị trường chứng khoán”2 và thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định số 127/1998-QĐ-TTg. Tuy vậy, phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE diễn 1 Email của tác giả: ledongduytrung@gmail.com 2 Ngày 28/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP với nhiều nội dung thay đổi phù hợp với thực tiễn thị trường. 353 ra vào ngày 28/7/2000 với chỉ 02 mã chứng khoán REE & SAM. Trải qua 17 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã có nhiều bước tiến và hoàn thiện về thể chế. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành 4 Nghị định, 11 Thông tư và 169 Quyết định liên quan đến thị trường chứng khoán, chủ yếu nhằm mục đích thiết lập các cơ sở pháp lý cho các hoạt động niêm yết, giao dịch, thanh tra giám sát,… để vận hành thị trường chứng khoán non trẻ. Đến hiện nay, hệ thống luật và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán đã khá hoàn chỉnh. Sau việc thành lập thị trường chứng khoán và các Trung tâm giao dịch chứng khoán, việc ra đời Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 (Luật Chứng khoán 2006)3 là văn bản pháp lý quan trọng hàng đầu, mở đường cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Luật Chứng khoán 2006 quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật Chứng khoán cũng quy định năm nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán là (i) Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân; (ii) Công bằng, công khai, minh bạch; (iii) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (iv) Tự chịu trách nhiệm về rủi ro; (v) Tuân thủ quy định của pháp luật và ba chính sách định hướng cho sự phát triển thị trường chứng khoán là: (i) Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển; (ii) Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả; (iii) Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 3 Tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện bằng Luật số 62/2010/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. 354 Ngay sau khi được ban hành, Luật Chứng khoán 2006 đã tạo một nền tảng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ trong hai năm 2006 – 2007 trước thềm gia nhập WTO. Số lượng nhà đầu tư cá nhân, công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư chứng khoán đã tăng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đã tăng 52 lần từ 9.356 tỷ đồng cuối 2015 lên tới 494.547 tỷ đồng cuối 2007. Đây là giai đoạn tăng trưởng quá nóng do có dòng tiền lớn trong và ngoài nước cùng đổ vào thị trường trong khi thiếu sự phản ứng nhanh từ các nhà chính sách và các cơ quan quản lý giám sát thị trường trong các hoạt động thành lập công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ tạo nên tâm lý đua nhau thành lập các tổ chức tài chính. Trong số 105 công ty chứng khoán được thành lập ồ ạt trong giai đoạn 2005-2007, nhiều công ty được thành lập với số vốn dưới 50 tỷ đồng và chỉ thực hiện nghiệp vụ tư vấn và môi giới. Hậu quả của sự bùng nổ này này khiến Việt Nam phải mất nhiều năm mới có thể tái cơ cấu được các công ty chứng khoán và ngân hàng (đến hiện tại, 2017 vẫn đang tiếp tục). Các cơ quan quản lý nhà nước chưa kịp thời có các giải pháp hạn chế sự tăng trưởng nóng như nâng cao điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, quy định vốn điều lệ cao hơn,… Sự tăng trưởng nóng của thị trường tất yếu dẫn đến sự suy thóai tro ...

Tài liệu được xem nhiều: