Danh mục

Một số giải pháp nâng cao năng lực nghe - nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và hai công cụ khảo sát được lựa chọn, đánh giá năng lực nghe – nói tiếng Anh và xác định được những nguyên nhân gây ra sự yếu, kém về năng lực này của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghe – nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao năng lực nghe - nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 CURRENT SITUATIONS AND SOLUTIONS TO ELIMINATE THE FIRST YEAR MAJOR ENGLISH STUDENTS’ PRONUNCIATION ERRORS AT HONG DUC UNIVERSITY ABSTRACT To speak a foreign language like a native speaker, a learner needs to achieve an accuracy and fluency level. To study and master English pronunciation is one of the problems to every learner who speaks English as a second language. This is also a big obstacle to the first year major students of English at Hong Đuc University. By using research methods, namely, library research, survey research and experimental research, the author encounters some students’ pronunciation errors in terms of segmental phonetics analysis. From the findings, the author suggests some solutions to eliminate these errors and does experimental research to realize these. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHE - NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - THANH HOÁ 113 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 Nguyễn Huy Tậu1 TÓM TẮT Thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và hai công cụ khảo sát được lựa chọn, bài báo đi sâu đánh gía năng lực nghe – nói tiếng Anh và xác định được những nguyên nhân gây ra sự yếu, kém về năng lực này của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghe – nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hoá. Từ khoá: Giải pháp, năng lực nghe – nói tiếng Anh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hội nhập vào đại gia đình thế giới. Trong đó, nghe và nói là hai kỹ năng giữ vị trí quan trọng hàng đầu cho quá trình giao tiếp. Ở nước ta, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông, đại học và cao đẳng từ lâu, tuy nhiên việc dạy và học hai kỹ năng nghe, nói vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo các khảo sát ở qui mô các ngành học của sinh viên Đại học Hồng Đức, kết quả cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của các sinh viên còn rất hạn chế. Phần lớn sinh viên không sử dụng được tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường khó có cơ hội tìm kiếm được việc làm theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Để khắc phục tình trạng này, việc đi sâu nghiên cứu để tìm những giải pháp nâng cao năng lực nghe -nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại Học Hồng Đức (ĐHHĐ) là chủ đề mà chúng tôi muốn đề cập tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong bài báo này bao gồm nghiên cứu lí thuyết, điều tra, so sánh, thống kê số liệu, thực nghiệm. Phương pháp đóng vai trò quan trọng nhất là phương pháp điều tra khảo sát thực trạng dạy và học hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức nhằm xác định năng lực nghe – nói tiếng Anh của sinh viên đạt được mức độ nào và nguyên nhân nào gây ra năng lực nghe – nói tiếng Anh của họ còn hạn chế. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng về việc học nghe - nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức 1 ThS. Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức 114 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 Để xác định được năng lực nghe – nói tiếng Anh của sinh viên không chuyên còn hạn chế như thế nào; nguyên nhân nào gây ra những hạn chế này, chúng tôi tiến hành khảo sát 500 sinh viên thuộc các khoa: Khoa KTQTKD (198 SV); Khoa KTCN (67 SV); Khoa CNTT–TT (25 SV); Khoa KHXH (133 SV); Khoa KHTN (42 SV) và Khoa SPTH (35SV) về tình hình học hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của họ. Trong đó, có 200 SV năm thứ 3 (số SV đã học xong các chương trình tiếng Anh) và 307 SV (số SV chuẩn bị học học phần tiếng Anh 1). Kết quả khảo sát được thống kê và diễn giải như sau: Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, bài kiểm tra về kỹ năng nghe hiểu và bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh của cả hai đối tượng sinh viên (sinh viên đã học xong chương trình tiếng Anh ở đại học và những sinh viên chuẩn bị học) được xây dựng theo tiêu chí đánh giá của mức 0+ của TOEIC (250 điểm) tương ứng với trình độ A của Việt Nam cho thấy kết quả năng lực nghe – nói tiếng Anh của cả hai đối tượng sinh viên này thực sự đang ở mức quá thấp. Cụ thể như các bảng dưới đây: Nghe Nói TT Mức đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: