Danh mục

Một số giải pháp phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.04 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống doanh nghiệp logistics có vai trò quan trọng trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và kiến tạo môi trường để phát triển bền vững hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT. Bài viết "Một số giải pháp phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT" đề cập đến một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VÙNG KTTĐMT TS. Phạm Cảnh Huy Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hệ thống doanh nghiệp logistics có vai trò quan trọng trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và kiến tạo môi trường để phát triển bền vững hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT. 1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ logistics của các doanh nghiệp a. Khắc phục những yếu kém nội tại của doanh nghiệp logistics trong vùng Việc tăng cường, cố nội lực doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics trong vùng có thể khắc phục thực trạng yếu kém so với đối thủ cạnh tranh của các vùng và quốc tế về mạng lưới, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, quy mô, hiệu quả kinh doanh, bằng cách cải thiện môi trường logistics vùng KTTĐMT, ưu tiên các công trình, dự án có khả năng giảm chi phí logistics, thu hút nguồn hàng như kết nối liên hoàn hệ thống giao thông trong vùng, xây dựng hệ thống đường sắt kêt nối với các cảng biển quốc tế như Cảng Chân Mây, Đà nẵng, Dung Quất và cảng Quy Nhơn, xây dựng các trung tâm logistics trên các hành lang kinh tế trong vùng trên cở sở định hướng quy hoạch theo Quyết định 1012/QĐ-TTg quy mô vùng không nên phát triển theo địa phương “mạnh ai nấy làm”. Rà soát cơ sở hạ tầng phần mềm logistics hiện còn là cản trở dòng chảy logistics để giảm chi phí logistics cả cho doanh nghiệp Việt và các doang nghiệp của các nước trên các hành lang kinh tế ... b. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp logistics trong vùng Thực trạng chung của các doanh nghiệp logistics ở nước ta và vùng KTTĐMT hiện nay là việc hợp tác, liên kết trong các hoạt động logistics còn rất yếu vẫn còn làm ăn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, nhiều trường hợp cạnh tranh lại làm lợi cho các doanh nghiệp ngoại. Hình thức liên kết kinh tế giữa các địa phương còn mang tính hành chính và hình thức do thiếu các mô hình ,môi trường để thực hiện liên kết các địa phương và các doanh nghiệp logistics như mô hình các làng vận tải hay trung tâm logistics. Đây là điểm nghẽn không chỉ ở vùng KTTĐMT mà cả nước ! c. Các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT cần tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt về dịch vụ logistics, hình thành các doanh nghiệp logistics theo ngành hàng. Các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT có lợi thế sân nhà, am hiểu sâu sắc thị trường cũng như những vấn đề cấp bách hiện nay của các nhà sản xuất kinh doanh trong vùng, từ đó đi vào tạo dựng những lợi thế riêng về dịch vụ cho hệ thống phân phối và xuất khẩu hàng hóa đạt được hiệu quả. Điều đó giúp các doanh nghiệp logistics cùng phát triển với các doanh nghiệp phân phối và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đây là giải pháp có tính khả thi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng KTTĐMT phát triển, vì đối với mỗi ngành nghề, ở mỗi nước có những quy định và đặc điểm cung cầu khác nhau, các tập đoàn logistics đa quốc gia vào Việt Nam chỉ có thể có lợi thế về vốn, công nghệ thông tin và mạng lưới toàn cầu mà không thể nào có lợi thế về từng ngành hàng ở từng quốc gia, từng khu vực, do vậy rất khó thâm nhập vào thị phần này một khi các quan hệ kinh tế logistics dài hạn đã được thiết lập. 204 Hiện nay, mô hình doanh nghiệp logistics chuyên ngành (Logistics chuyên doanh) vẫn chưa được triển khai và hoạt động rộng rãi ở nước ta và vùng KTTĐMT. Các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tính đến khả năng phát triển ở những ngành nghề có nhiều nhu cầu của các chủ hàng trong nước, từng bước tiến hành chuyên môn hóa hoạt động logistics ở những ngành nghề đó với lợi thế của doanh nghiệp. Như phân tích ở chương 2, những mặt hàng xuất khẩu chính hiện nay là hàng dệt may, giày da, thủy sản, đồ gỗ… và mặt hàng nhập khẩu chính là trang thiết bị máy móc, sợi, thép… Các doanh nghiệp nội cần phát triển theo hướng các nhà logistics chuyên doanh về các mặt hàng nêu trên nhằm cung ứng cho thị trường các dịch vụ chất lượng cao và trở thành nhà cung ứng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thường một doanh nghiệp logistics chuyên ngành hay là doanh nghiệp logistics chuyên doanh sẽ giúp các chủ hàng được nhiều hơn trong các dịch vụ giá trị gia tăng, mạng lưới khách hàng, nhà cung ứng và dịch vụ sẽ có sức hút hơn, đảm bảo hơn với các chủ hàng. Do chưa có một doanh nghiệp logistics chuyên ngành, ngay cả những ngành hàng ở nước ta có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: