Danh mục

Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Phạm Thị Minh Thuỳ Trường ĐH Hùng Vương Tóm tắt Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề giúp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên dạy nghề. Công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Từ khoá: Giáo viên dạy nghề, quản lý nhà nước, tỉnh Phú Thọ 1. MỞ ĐẦU Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục dạy nghề nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo,... nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là chất lượng giáo viên dạy nghề (GVDN). Tuy nhiên, đội ngũ GVDN hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và cơ cấu còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với đội ngũ GVDN. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì công tác QLNN đối với đội ngũ giáo viên tại các cơ sở dạy nghề phải được quan tâm và có những biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với GVDN tại các trường: Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề do tỉnh Phú Thọ quản lý biên chế và quỹ lương. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng giáo viên dạy nghề Tỉnh Phú Thọ hiện quản lý biên chế và quỹ lương của 18 cơ sở đào tạo nghề: 01 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 12 trung tâm dạy nghề và 03 cơ sở dạy nghề khác. Tổng số cán bộ, giáo viên ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề là 401 người. Tổng số giáo viên cơ hữu là 293 người, trong đó có 40 giáo viên tham gia công tác quản lý. Theo trình độ chuyên môn đào tạo, GVDN có trình độ trên đại học chiếm 5,8%, trình độ đại học chiếm 55,29%, trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 15,35% và trình độ khác chiếm 9,5% so với tổng số giáo viên cơ hữu. Tổng số giáo viên có trình độ sư phạm kỹ thuật là 31 người; có trình độ sư phạm dạy nghề là 189 người. Cơ cấu GVDN theo môn học: 201 giáo viên (chiếm 68,60%) giảng dạy chuyên môn nghề (theo nghề đào tạo) và 92 giáo viên (chiếm 31,4%) giảng dạy các môn học chung (pháp luật, văn hóa, KHCN 1 (30) - 2014 45 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG thể chất, ngoại ngữ...). Tỷ lệ giáo viên dạy theo lĩnh vực: 44% công nghiệp, 20% giao thông vận tải - bưu chính viễn thông, 14% xây dựng, 10% dịch vụ, 2% văn hóa... Số giáo viên dạy nghề dưới 30 tuổi là: 101 người chiếm 34,47%, giáo viên dạy nghề từ 50 đến dưới 60 tuổi là: 38 người. Bảng 1. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề tỉnh Phú Thọ quản lý biên chế và quỹ lương phân theo trình độ chuyên môn đào tạo năm 2012 Trong đó, giáo viên GV theo trình độ chuyên môn cơ hữu đào tạo Cơ sở Tổng số STT GV GV tham gia Tiến Thạc Đại Cao Trung đào tạo nghề CB, GV Khác cơ hữu công tác QL sỹ sỹ học đẳng cấp 1 Cao đẳng nghề 172 115 13 2 11 86 2 - 14 2 Trung cấp nghề 74 41 10 - 3 25 5 4 4 3 Trung tâm dạy nghề 155 97 17 - 1 51 21 13 10 Tổng số 401 253 40 2 15 162 28 17 28 Ghi chú: GV: Giáo viên; CB: Cán bộ; QL: Quản lý. Nguồn: Báo cáo thống kê tổng hợp đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh-Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phú Thọ, năm 2012. 2.2. Một số giải pháp 2.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với GVDN - Trước hết, phải rà soát hệ thống chính sách đối với đội ngũ GVDN, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ GVDN. Nhanh chóng cụ thể hóa chính sách đối với giáo viên, giảng viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ. - Có chính sách thỏa đáng cho các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông-lâm-thủy sản, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề. - Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho Trường Đại học Hùng Vương trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực ở các ngành: Tin học, sư phạm kỹ thuật, du lịch, nông lâm ngư. - Mở rộng đối tượng được hưởng chính sách thu hút, đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi; nghệ nhân, lao động có trình độ ở bậc cao nhất của nghề đó, có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các cơ sở dạy nghề để bổ sung đủ lực lượng GVDN. 2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển GVDN - Trên cơ sở Quy hoạch phát triể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: