Danh mục

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này muốn đề cập đến thực trạng cũng như những bất cập trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Hồ Tùng Lâm, Liễu Duy Anh, Hoàng Xuân Tiến* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây ‚nhức nhối‛ cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, luật Hôn nhân và Gia đình, luật Trẻ em, Bộ luật Dân sự,… và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và hơn thế nữa dần trở thành như một hiện tượng của xã hội. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến thực trạng cũng như những bất cập trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Từ khóa: Bạo lực gia đình, hoàn thiện pháp luật, quyền con người, thành viên gia đình. 1 TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TẠI VIỆT NAM Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng. Ngày càng có nhiều trường hợp bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa thật sự hiệu quả, nhận thức về bạo lực gia đình chưa đầy đủ. Đặc biệt ở một số vùng nông thôn, đa số người dân chưa nhận thức được chính xác như thế nào là bạo lực gia đình, nhầm lẫn giữa bạo lực gia đình với những mâu thuẫn thường gặp hàng ngày trong cuộc sống gia đình. Bạo lực gia đình vẫn chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa được hiểu và thực hiện đúng đã gây ra những vụ việc xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình. Có thể thấy, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe là quyền chính đáng của bất kỳ cá nhân nào, là một trong những vấn đề thuộc về nhân quyền luôn được pháp luật tôn trọng. Tại Việt Nam, vấn đề này được ghi nhận và cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà nước, đó là Hiến pháp 2013, quy định cụ thể tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 19 và Điều 20. Trong đó tại Điều 19 và Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận như sau: ‚Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. hông ai bị tước đoạt tính mạng trái 1477 luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm‛ [1]. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 [3], Luật Bình đẳng giới 2006 [2], Luật Trẻ em 2016 [5],… cũng có các quy định liên quan nhằm bảo hộ quyền con người, quyền công dân, thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ về tính mạng và sức khỏe của mỗi cá nhân, đồng thời, thể hiện được sự nhân văn của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhiều lý do khác nhau mà các vụ bạo lực gia đình vẫn không ngừng gia tăng một cách đáng báo động. Theo kết quả báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 01/07/2008 đến hết ngày 31/07/2018 trong 1.422.067 vụ án ly hôn do Tòa án Nhân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm thì có 1.060.767 vụ án ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như bị đánh đập, ngược đãi, tra tấn tình dục,… chiếm 76,7% các vụ án ly hôn. Đây là một con số rất đáng báo động, và càng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong số các vụ bạo lực bị phát hiện, thì nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em, trong đó nạn nhân là phụ nữ chiếm 74% và trẻ em là hơn 11%. Đặc biệt theo, có khoảng 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết thì cuộc đời họ đã từng trải qua ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tình dục và tinh thần. Theo một cuộc điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đối với phụ nữ, thì tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần, thể chất, tình dục và kinh tế lần lượt là 42,7%, 7,3%, 4,2% và 1,8%. Lý giải về nguyên nhân phụ nữ thường là đối tượng bị bạo lực trong gia đình, thì Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là tư tưởng bất bình đẳng giới, nghĩa là đàn ông được quyền ‚dạy vợ‛ [8]. Chính vì những tư tưởng lạc hậu như vậy mà đã gây ra nhiều vụ bạo lực gia đình thương tâm. Điển hình là vụ việc diễn ra vào ngày 20/08/2019 tại TP. Bắc Kạn, đối tượng Nguyễn Văn L đã hành hung vợ của mình ngay tại nhà riêng, những hình ảnh được camera an ninh trong nhà ghi lại cho thấy, khi người vợ đang bế con nhỏ đứng ngoài cửa thì đột nhiên L vùng dậy lao ra tát tới tấp vào mặt vợ rồi la mắng, sau đó L tiếp tục dùng chân đá vào bụng và dùng tay đánh vào mặt mặc cho người vợ đã có hành động dùng tay để đỡ, khi người vợ bế con nhỏ định bỏ đi vào bên trong nhà thì L bất ngờ vung tay tát tung một cái tát rất mạnh vào mặt vợ mình. Tiếp đó, vào ngày 27/08/2019, tại quận Long Biên (Hà Nội), lại xảy ra một vụ bạo lực gia đình khác, theo đoạn băng ghi hình lại cảnh hành hung, khi người vợ đang bế đứa con nhỏ mới sinh, thì ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: