Danh mục

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến những bất cập của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hướng tới việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TẠI VIỆT NAM Hồ Tùng Lâm, Vũ Thị Hồng Thanh, Lê Khánh Giang* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng ThắmTÓM TẮTMang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một vấn đề khá mới tại Việt Nam, với tính chất nhân đạo củamối quan hệ pháp luật này, việc pháp luật Việt Nam ghi nhận và cho phép thực hiện mang thai hộvì mục đích nhân đạo nhận được sự quan tâm và ủng hộ của xã hội. Hệ thống pháp luật điều chỉnhvề vấn đề này đã mở ra những cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh được hiện thực hóa mong ướcđược làm cha, làm mẹ - là một trong những ‚quyền chính đáng‛ của con người. Vấn đề này đượcchính thức ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 nhằm đảm bảo vấn đềmang thai hộ được thực hiện trên thực tiễn. Tuy nhiên, cũng chính vì lý do này, mà các quy định củapháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng đặt ra khá nhiều rào cản về mặt pháp lýkhiến cho việc thực hiện ‚quyền chính đáng‛ của các cặp vợ chồng vô sinh trở nên vô cùng khókhăn. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến những bất cập của pháp luật vềmang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hướng tới việchoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.Từ khóa: Hoàn thiện pháp luật, mang thai hộ, mục đích nhân đạo, quyền chính đáng, vô sinh.1 ĐẶT VẤN ĐỀVới một quốc gia mang nặng truyền thống Á Đông như Việt Nam, từ xưa việc sinh được con để nốidõi tông đường được xem là vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ hôn nhân. Không sinh đượccon dù là lý do nào cũng bị xem là tội lớn nhất, có câu ‚bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại‛, nghĩa là tộibất hiếu có ba điều, không có con nối dõi là tội lớn nhất. Không những thế, việc không sinh đượccon còn ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc của mỗi gia đình. Do đó, sự kết hợp của các cá thểnam và nữ trong xã hội để tạo ra thế hệ trẻ, duy trì nòi giống là một quy luật tất yếu tự nhiên. Đồngthời, sinh con là vấn đề gắn liền với quyền làm cha, làm mẹ, là một trong những vấn đề thuộc vềnhân quyền luôn được pháp luật tôn trọng và được xem là ‚quyền chính đáng‛ của bất kỳ cá nhânnào. Tại Việt Nam, vấn đề này được ghi nhận và cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật cógiá trị cao nhất của Nhà nước, đó là Hiến pháp 2013, cụ thể tại Điều 14, việc này thể hiện sự bảo hộcủa Nhà nước đối với quyền được làm cha, làm mẹ của mỗi cá nhân, tạo điều kiện và cơ hội tốtnhất cho mỗi người được thực hiện quyền cao quý đó của mình [3].Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cá nhân nào cũng may mắn có thể thực hiện quyền làm cha,làm mẹ theo quy luật tự nhiên. Với nhiều lý do khác nhau, nhiều cặp vợ chồng đã không thể tự sinhcon và thực hiện quyền cao quý mà tạo hóa ban tặng cho con người. Cùng với đó, khi xã hội ngày 1447nay đang có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ quan niệm về tình yêu và hôn nhângia đình đã dẫn đến tình trạng nạo phá thai gia tăng, chính điều này, càng làm cho số lượng cáccặp vợ chồng không sinh được con có xu hướng gia tăng rõ rệt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, chỉ đứng sau bệnh ung thư và bệnh tim mạchtrong thế kỷ thứ 21, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao nhất trên thế giới. Theokết quả thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) năm 2019, Việt Nam có tỷlệ vô sinh trong nước khá cao, hiện có khoảng 7,7% cặp vợ chồng tương đương với khoảng 1 triệucặp rơi vào trường hợp vô sinh, hiếm muộn[1]. Với sự phát triển của Y học đã đem đến niềm hyvọng cho những cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh thiếu may mắn nói trên có cơ hội làm cha, làmmẹ cũng những đứa con do chính họ sinh ra bằng sự can thiệp của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuynhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản đượcpháp luật cho phép theo quy định của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày28/01/2015 về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mụcđích nhân đạo được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hànhngày 01/07/2016 và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2018 cũngkhông đem lại được kết quả thì dường như việc tìm đến giải pháp mang thai hộ được xem như làmột nhu cầu thực tiễn [6]. Bởi lẽ, khát khao có được một đứa con sinh ra mang cùng huyết thống vớichính mình là một nguyện vọng chính đáng của bất kỳ cá nhân nào.Trước đây, do những rào cản về mặt pháp lý, mang thai hộ chủ yếu được thực hiện dưới hình thứccác ‚hợp đồng đẻ thuê‛, có nghĩa đây là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: