Bài viết Một số nét cơ bản về tư tưởng một số nét cơ bản về tư tưởng nghệ thuật của haruki murakami trình bày: Thành tựu mà tác giả đạt được một phần lớn chịu sự chi phối của tư tưởng nghệ thuật mới mẻ, phong phú, phức tạp với những điểm nổi bật sau: đó là khát vọng cải biến văn chương Nhật từ bên trong, chủ trương toàn cầu hoá văn chương trong tương lai, đổi mới cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nét cơ bản về tư tưởng một số nét cơ bản về tư tưởng nghệ thuật của Haruki murakamiMỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬTCỦA HARUKI MURAKAMITRẦN THỊ DIỆU THUÝTrường THCS & THPT Trung Hóa, Quảng BìnhTóm tắt: Có lẽ độc giả Việt Nam cũng không mấy xa lạ với HarukiMurakami - một tiểu thuyết gia hiện đại Nhật Bản. Tác phẩm của ông đượcdịch ra hơn 40 ngôn ngữ và luôn nằm trong danh sách best-seller. Thành tựumà tác giả đạt được một phần lớn chịu sự chi phối của tư tưởng nghệ thuậtmới mẻ, phong phú, phức tạp với những điểm nổi bật sau: đó là khát vọngcải biến văn chương Nhật từ bên trong, chủ trương toàn cầu hoá văn chươngtrong tương lai, đổi mới cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực.Tư tưởng là kết quả của hoạt động tư duy và nhận thức lý tính, tư tưởng cũng được gọilà quan niệm. Còn tư tưởng nghệ thuật của nhà văn là hệ thống quan niệm, chủ trươngcủa nhà văn đối với những sáng tác của mình, thể hiện thái độ của tác giả đối với cuộcsống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng, khẳng định cuộc sống nào, phêphán cuộc sống nào. Nhờ những tư tưởng nghệ thuật mà Murakami mới tạo được mộtphong cách nghệ thuật độc đáo và cùng với sự tìm tòi, nỗ lực, ông đã trở thành nhà văncó tiếng nói mới xoá nhoà ranh giới giữa văn học Nhật Bản và văn học thế giới.1. KHÁT VỌNG CẢI BIẾN VĂN CHƯƠNG NHẬT TỪ BÊN TRONGVăn chương của Murakami có một cái gì đó mới lạ, độc đáo, riêng biệt không giốngnhư văn chương truyền thống. Với khát vọng cải biến văn chương Nhật từ bên trong, H.Murakami đã có gan từ bỏ cái truyền thống mà ông đã tiếp thu hết sức đầy đủ, trên cơsở ấy xây dựng một truyền thống mới cho văn học hiện đại.1.1. Xây dựng một nền văn học mới, hiện đại mà nhân bản, mang màu sắc phương Tây.Sáng tác của ông đặc biệt mang màu sắc Mỹ hoá. Chính vì vậy ông bị các nhà phê bìnhlên án, chỉ trích, trong đó có cả Kenzaburo Oe - nhà văn đoạt giải Nobel thiên về lối viếttruyền thống. Murakami đã tạo cho mình được một tiếng nói riêng, những tác phẩm củaông khiến độc giả “không còn quan tâm đến xuất xứ, dân tộc và nền văn hoá mà chúngđược sinh ra”. Tuyệt nhiên trong những tiểu thuyết ấy, người ta không tìm thấy hoa anhđào, bonsai, trà đạo… mà có âm sắc văn hoá đại chúng, chủ yếu là từ Mỹ. MotoyukiShibata, giáo sư văn học Mỹ tại Đại học Tokyo đã nhận xét “Với phong cách đó, ông cóthể sáng tạo nên thứ văn chương giá trị”. Tiếng tăm của H. Murakami đã thực sự lẫylừng trên văn đàn thế giới, ông tạo được cho mình một phong cách không giống với bấtcứ nhà văn Nhật nào. Một phong cách được hiện đại hoá theo lối viết phương Tây. Dùhọc đại học với chuyên ngành kịch cổ điển nhưng ông đam mê văn học Mỹ và tiếp xúcvới nó từ rất sớm, với những tác giả như Scott Fitzgelald, Raymond Carver, RaymondChandler và Kurt Vonnegut. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ông đã nói rằng: “Tôichẳng nợ nần gì - dù là một giọt mực của truyền thống Nhật”, đó chính là chủ định củaTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 54-59MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA HARUKI MURAKAMI55nhà văn. Ông đã từng nói hồi trẻ ông không chịu đọc một cuốn tiểu thuyết cổ điển Nhậtnào hoặc đọc cũng không có chút xúc động. Có ý kiến nhận định đó là một sự khước từvăn hoá truyền thống do sự áp đặt của người cha - một giáo sư văn chương cổ điểnNhật. Thay vào đó ông say mê đọc và nghe tiểu thuyết, âm nhạc cổ điển Châu Âu, tiểuthuyết trinh thám, hình sự Mỹ và cũng rất mê các thể loại văn hoá đại chúng như phimảnh Hollywood, nhạc Jazz… Vì lẽ đó văn chương của ông tràn ngập những hình ảnh,biểu tượng của văn hoá đại chúng và những thủ pháp, lối kể chuyện, cách sử dụng cáctình huống rất hấp dẫn, lôi cuốn của tiểu thuyết trinh thám, hình sự. Ông mượn cấu trúccủa loại truyện này chứ không phải là nội dung của nó. Lâu nay dòng văn học đại chúngthường thiên về giải trí mà ít chú trọng đến chất lượng nghệ thuật nhưng đến Murakamiông không làm như vậy. Điểm mới của Haruki là ông đã nghệ thuật hoá văn học đạichúng, nâng nó lên một bước mới, thấm đẫm giá trị nhân văn. Nếu so sánh văn chươngMurakami trong sự tương quan Kawabata và Oe Kenzaburo ta có thể thấy như sau:Kawabata luôn mang trong mình vẻ đẹp của truyền thống Nhật Bản, đến Oe đã có mộtsự cách tân, vẻ đẹp trong văn chương của ông mang dáng dấp của văn học hiện đạiphương Tây, thấm đẫm triết lý hiện sinh. Còn Murakami, ông đã nâng văn chương đạichúng lên thành một nghệ thuật, vừa giải trí, vừa có giá trị thẩm mỹ vừa mang tính nhânbản sâu sắc. Cái cốt lõi trong tiểu thuyết Murakami vẫn là cấu trúc đại chúng, song tínhđại chúng không làm ông xấu hổ vì ông quan niệm: Có người nghĩ rằng văn học là vănhoá cao và chỉ nên có một lượng độc giả nhỏ thôi nhưng Murakami không nghĩ như thếnên ông phải ra sức thi đua với văn hoá đại chúng, trong đó có TV, tạp chí, điện ảnh vàvideo games. Chính những điều này đã tạo cho ông một phong cách mới, rất riêng, rấtđộc đáo thu hút đông đảo giới trẻ ...