Danh mục

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức của sinh viên về qui chế đào tạo theo HCTC. Một là tính chủ động của SV còn thấp chưa có thái độ đúng đắn nghiêm túc với việc tự học; Hai là năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân của SV còn yếu; Ba là số lượng giảng viên giảng dạy cho một môn học còn hạn chế, thiếu giáo trình, tài liệu, sách tham khảo; Bốn là cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên (chưa đồng bộ, chưa đầy đủ…). Từ những nguyên nhân trên đã đặt ra cho các nhà giáo dục, các trường đại học những tồn tại cần phải giải quyết cấp bách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 101 - 104 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Đinh Đức Hợi* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Có thể xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức của sinh viên về qui chế đào tạo theo HCTC. Một là tính chủ động của SV còn thấp chưa có thái độ đúng đắn nghiêm túc với việc tự học; Hai là năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân của SV còn yếu; Ba là số lượng giảng viên giảng dạy cho một môn học còn hạn chế, thiếu giáo trình, tài liệu, sách tham khảo; Bốn là cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên (chưa đồng bộ, chưa đầy đủ…). Từ những nguyên nhân trên đã đặt ra cho các nhà giáo dục, các trường đại học những tồn tại cần phải giải quyết cấp bách. Từ khoá: Tín chỉ, hệ thống tín chỉ, sinh viên, giáo viên, sư phạm Hiện nay ở nước ta Đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) là một trong bảy bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) giai đoạn 2006 – 2020. Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, ngay trong năm học 2006 – 2007, các trường phải tập trung triển khai đào tạo theo HCTC và phải hoàn thành vào năm 2010. Chính vì vậy, thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ – BGD-ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – Trường ĐHSP – ĐHTN đã triển khai áp dụng Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đối tượng áp dụng là đối với sinh viên khoá 43 hệ Đai học chính quy của trường. Sau gần 3 năm thực hiện chuyển đổi qui chế đào tạo, bước đầu Trường đã đạt được những thành quả nhất định. Chúng tôi đã điều tra và xác định được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên (SV) về qui chế đào tạo theo HCTC. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả được thể hiện tại bảng 1. Phần trăm tương ứng được thể hiện tại bảng 2. Bảng 1. Những nguyên nhân chủ quan* Ý kiến SV (giảm dần từ 1 - 5) STT * Nguyên nhân chủ quan TS 1 2 3 4 5 1 Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quy chế đào tạo tín chỉ 11 10 21 16 0 58 2 Chưa xác định rõ ràng về mục tiêu kế hoạch học tập theo quy chế tín chỉ 10 12 23 12 0 57 3 Tính chủ động của SV còn thấp chưa có thái độ đúng đắn nghiêm túc với việc tự học 30 14 5 10 0 59 4 Năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân của SV còn yếu 15 23 6 16 0 60 5 Các nguyên nhân khác 0 0 0 0 60 60 Tel: 0915 943 456; Email: hdd1977@gmail.com 101 Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 101 - 104 Bảng 2. Bảng phần trăm tương ứng STT 1 2 3 4 5 Nguyên nhân chủ quan Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quy chế đào tạo tín chỉ Chưa xác định rõ ràng về mục tiêu kế hoạch học tập theo quy chế tín chỉ Tính chủ động của SV còn thấp chưa có thái độ đúng đắn nghiêm túc với việc tự học Năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân của SV còn yếu Các nguyên nhân khác Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy có 30 SV (50,8%) tự thừa nhận nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng lớn nhất đến việc học tập là do: “tính chủ động của họ còn thấp chưa có thái độ đúng đắn, nghiên túc với việc tự học”. Đối với SV khó khăn nhất khi học tập theo tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tập tích cực, lấy tự học và học cái cốt lõi làm chính. Phương pháp học này phát huy tính năng động và sáng tạo của SV, vì vậy nó đòi hỏi tính chủ động tích cực rất cao ở SV Nếu SV vẫn còn quen nếp cũ, thụ động nên ảnh hưởng lớn tới việc học tập của SV là điều tất yếu. Ở các mức độ khác (2, 3 và 4) ta thấy hầu như SV đều lựa chọn nguyên nhân do tính chủ động của họ thấp với tỷ lệ khá cao, ví dụ ở mức 2 là 23,7%, tiếp đến là nguyên nhân năng lực lập kế hoạch, tổ chức công việc cá nhân của SV còn yếu, ở mức độ cao nhất có 15 SV (25%), ở mức 2 có 23 SV (38,3%). Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, mục tiêu học tập của SV chính là năng lực lập kế hoạch và tổ chức công việc cá nhân của SV. Năng lực này phụ thuộc vào khối kiến thức cơ bản của SV về kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch làm việc cá nhân một cách khoa học, bao gồm: Khả năng dự kiến tổng thể, khả năng nhận thức của SV về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch học tập trong mô hình đào tạo tín chỉ và phương pháp học tập của SV. Cho dù các yếu tố khác được đáp ứng đầy đủ mà SV không có năng lực lập kế hoạch thì kế hoạch đó vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Như vậy yếu tố chủ quan của mỗi cá nhân là yếu tố quyết định 102 1 Ý kiến SV (giảm dần từ 1 - 5) 2 3 4 5 TS (%) 18,3 17 37 27,7 0 100 17,5 21,1 40,4 21 0 100 50,8 23,7 8,5 17 0 100 25 38,3 10 26,7 0 100 0 0 0 100 100 0 đến hiệu quả của việc lập kế hoạch học tập vì trong mô hình đào tạo tín chỉ, SV là người giữ vai trò chủ động còn nhà trường chỉ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: