Danh mục

Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các nhà bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 767.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là đánh giá mức độ sẵn sàng chấp nhận kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội; đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của một số các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ; đề xuất một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ trên thị trường nội thành Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các nhà bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội MỘT SỐ NH N TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ S N SÀNG KINH DOANH SẢN PHẨM N NG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA CÁC NHÀ ÁN TR N ĐỊA ÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI PGS.TS. Tr ng Đ nh Chi n Trường Đại học inh tế uốc d n T M TẮT Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (SPNNHC) là yêu cầu tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, tất yếu cần phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bán lẻ là khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng tới khách hàng, hoạt động của các nhà bán lẻ trực tiếp thuyết phục họ mua và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, cần có các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy các nhà bán lẻ kinh doanh các SPNNHC. Bài viết này sử dụng kết quả khảo sát 127 nhà bán lẻ trên địa bàn Hà Nội nhằm mục đích: (1) đánh giá mức độ sẵn sàng chấp nhận kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ trên địa bàn nội thành Hà Nội; (2) đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của một số các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ; (3) đề xuất một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ trên thị trường nội thành Hà Nội. Từ khóa: cửa hàng bán l , sự s n sàng kinh doanh, nhận thức về kinh doanh SPNNHC, ngu n cung SPNNHC ABSTRACT Development of production and consumption of organic agricultural products is an indispensable requirement of the agricultural sector of Vietnam in general and Hanoi in particular. In order to develop organic agriculture, it is essential to develop markets for the products. Retail is the last stage of the supply chain to customers, and the retailers' activities directly persuade them to buy and sell products. Therefore, effective solutions are needed to motivate retailers to trade in organic agricultural products. This article uses the survey results of 127 retailers in Hanoi to: (1) evaluate the willingness to accept selling organic agricultural products of retailers in Hanoi city; (2) assess the trend and the impact level of factors affecting the behavior of accepting selling organic agricultural products of retailers; (3) proposing some solutions to promote selling organic agricultural products of retailers in Hanoi inner city market. 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ là phương pháp sản xuất nhằm phát triển các hệ thống sản xuất bền vững về mặt môi trường và kinh tế với sự nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và sử dụng tối thiểu đầu vào. Thực trạng ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian dài vừa qua chủ yếu là sản xuất theo hướng vô cơ, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu làm cho nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, phát triển sản xuất kinh doanh các SPNNHC đảm bảo cung cấp được các sản phẩm cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường là xu hướng phát triển bền vững 19 của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Việt Nam đã quan tâm đến phát triển sản xuất và tiêu thụ SPNNHC trong những năm qua nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Thủ đô Hà Nội là thành phố lớn với hơn 4 triệu dân sống trong nội thành và đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, chắc chắn là thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đặc biệt là các SPNNHC. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng SPNNHC tiêu thụ trên thị trường Hà Nội còn rất hạn chế. Vấn đề then chốt là người tiêu dùng chưa tin tưởng vào nguồn gốc và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp gắn nhãn mác hữu cơ. Trên địa bàn nội thành Hà Nội, đại đa số các cửa hàng kinh doanh nông sản thông thường, trong khi số lượng các cửa hàng kinh doanh SPNNHC còn tương đối ít và quy mô kinh doanh nhỏ. Các SPNNHC hiện mới được bán trong một số cửa hàng/siêu thị nông sản thực phẩm như: BigC, Coopmart và một số chuỗi cửa hàng như Vinmart+, Bác Tôm… Để thúc đẩy sản xuất SPNNHC cần có các chuỗi cung ứng SPNNHC được tổ chức tốt và hoạt động hiệu quả. Trong đó, thành viên quan trọng của chuỗi là các tổ chức bán lẻ hàng nông sản phải tích cực tham gia kinh doanh SPNNHC, họ là khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng, hoạt động của họ trực tiếp thuyết phục người tiêu dùng mua và tiêu thụ các sản phẩm này. Rõ ràng là càng nhiều các nhà kinh doanh bán lẻ nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ các sản phẩm nông nghiệp thông thường sang kinh doanh SPNNHC, sẽ càng thúc đẩy người tiêu dùng nội thành Hà Nội tiêu thụ SPNNHC. Vì vậy, rất cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng kinh doanh SPNNHC của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, qua đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh SPNNHC của các nhà bán lẻ. 2. CƠ SỞ L THU ẾT VỀ CÁC NH N TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Các nhà bán lẻ nông sản thực phẩm trên thị trường bao gồm: các siêu thị, các cửa hàng chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm và các hộ kinh doanh bán lẻ tại các chợ. Hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ tác động đến hành vi mua và tiêu dùng SPNNHC của người tiêu dùng. Quyết định kinh doanh của nhà bán lẻ chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố thuộc nội tại nhà kinh doanh và các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài (Gopal Das, 2014). Các nhân tố nội tại bao gồm nhận thức và quan điểm của người bán lẻ về hoạt động kinh doanh. Các nhân tố bên ngoài bao gồm môi trường xung quanh và điều kiện về nguồn cung ứng hàng hóa. Các nghiên cứu đã có cũng đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: