Danh mục

Một số phương pháp và kĩ thuật phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm thế nào để trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) có thể sống độc lập hơn và sớm hòa nhập cộng đồng là mối quan tâm của nhiều cha mẹ và giáo viên. Để đạt được mục tiêu đó, một việc quan trọng là cần xây dựng và phát triển ở trẻ RLPTK những kĩ năng xã hội (KNXH) phù hợp mức độ phát triển và môi trường văn hóa xã hội của trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số phương pháp và kĩ thuật phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 144-150 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0066 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ MỨC ĐỘ NHẸ Nguyễn Thị Hoa Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Làm thế nào để trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) có thể sống độc lập hơn và sớm hòa nhập cộng đồng là mối quan tâm của nhiều cha mẹ và giáo viên. Để đạt được mục tiêu đó, một việc quan trọng là cần xây dựng và phát triển ở trẻ RLPTK những kĩ năng xã hội (KNXH) phù hợp mức độ phát triển và môi trường văn hóa xã hội của trẻ. Các nhà nghiên cứu, giáo viên và cha mẹ đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một số phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH cho trẻ RLPTK. Chúng tôi đã tổng hợp các phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH hiệu quả từ các nghiên cứu khác nhau. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và cha mẹ sử dụng trong quá trình giáo dục KNXH cho trẻ RLPTK. Từ khóa: Khuyết tật phát triển, kĩ năng xã hội, kĩ thuật, phương pháp, trẻ rối loạn phổ tự kỉ. 1. Mở đầu KNXH đề cập đến việc chúng ta tương tác với người khác và đáp ứng với những tương tác của người khác. Tương tác tốt sẽ giúp chúng ta hòa nhập vào xã hội tốt hơn. Muốn hòa nhập vào xã hội, trẻ cần có kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội, ứng xử phù hợp... Có thể thấy, KNXH là vấn đề khó khăn đặc trưng của trẻ RLPTK. Do đó việc nghiên cứu phát triển KNXH là vấn đề cần được quan tâm. Để phát triển KNXH cho trẻ RLPTK một các hiệu quả, cần áp dụng các phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH phù hợp với trẻ. Hiện nay có khá nhiều nhiều cứu về phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH cho trẻ RLPTK, có thể kể đến một số nghiên cứu như: Bài viết Recess is Time-in: Using Peers to Improve Social Skills of Children with Autism của tác giả Christena Blauvelt Harper, ennifer B. G. Symon và William D. Frea đã nói về kĩ thuật sử dụng bạn cùng trang lứa để cải thiện KNXH cho trẻ RLPTK [5]. Bài viết Using Video Modeling to Teach Perspective Taking to Children with Autism của Marjorie và Sbrian (2003) đã chỉ ra rằng video làm mẫu là phương pháp hiệu quả để dạy trẻ tự kỉ hiểu quan điểm của người khác [8]. Bài viết Effects of video modeling on social initiations by children with autism của Christos và Michael (2004) đã chỉ ra hiệu quả của phương pháp video làm mẫu đối với việc tăng cường khởi xướng xã hội và hành vi chơi của trẻ tự kỉ [6]; Bài viết A Research Synthesis of Social Story Interventions for Children With Autism Spectrum Disorders của Frank, Kelly, Donald (2004) đã tổng hợp những can thiệp sử dụng câu chuyện xã hội cho trẻ RLPTK [7]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về phương pháp phát triển KNXH cho trẻ RLPTK có các bài viết như: Bài viết Quy trình xây dựng video làm mẫu Ngày nhận bài: 13/2/2017. Ngày nhận đăng: 15/4/2017. Liên hệ: Nguyễn Thị Hoa, e-mail: nguyenthihoa2983@yahoo.com 144 Một số phương pháp và kĩ thuật phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ trong trường mầm non hòa nhập của tác giả Đỗ Thị Thảo đã đưa ra quy trình xây dựng video làm mẫu bao gồm 3 giai đoạn 1) Xác định hành vi mục tiêu, chủ đề, nội dung, hình thức, khả năng thực hiện và trang thiết bị để tạo ra video; 2) Viết kịch bản, thu thập dữ liệu cơ sở, tổ chức làm video; 3) Ráp dựng video, chỉnh sửa video, viết bản hướng dẫn sử dụng video [2]. Bài viết Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập của tác giả Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo đã trình bày thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK qua khảo sát 35 GV và 35 CM, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng video làm mẫu [3]... Tuy nhiên các phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH cho trẻ RLPTK nêu trên mới được đề cập một cách riêng lẻ. Ở bài viết này, chúng tôi hệ thống hóa các phương pháp và kĩ thuật phát triển KNXH cho trẻ RLPTK đã và đang được sử dụng hiệu quả trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ngoài ra các phương pháp và kĩ thuật này cũng được chúng tôi sắp xếp cho phù hợp với từng giai đoạn học KNXH của trẻ RLPTK. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Các khái niệm RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi các khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và các vấn đề về hành vi rập khuôn định hình. RLPTK bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, thời điểm khởi phát và tiến triển của rối loạn theo thời gian [2]. Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những khả năng hành động phù hợp với điều kiện cho phép. Kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: