Thông tin tài liệu:
Trong quá trình nghiên cứu về nhà nước, nhiều học giả đã quan tâm tới việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Nhà nước xuất hiện ở đâu? Từ khi nào? Nhà nước là do ai lập ra? Vì sao nhà nước xuất hiện? Song việc lý giải những vấn đề trên rất khác nhau giữa các nhà nghiên cứu nên có khá nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Bài viết này sẽ đề cập một cách khái quát đến một số quan điểm về nguồn gốc nhà nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚCTrong quá trình nghiên c ứu về nhà nước, nhiều học giả đã quan tâm tới việc tìmkiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Nhà nước xuất hiện ở đâu? Từ khi nào? Nhànước là do ai lập ra? Vì sao nhà nước xuất hiện? Song việc lý giải những vấn đềtrên rất khác nhau giữa các nhà nghiên cứu nên có khá nhiều quan điểm khác nhauvề nguồn gốc nhà nước. Bài viết này sẽ đề cập một cách khái quát đến một sốquan điểm về nguồn gốc nhà nước.Thứ nhất, quan điểm thần quyền cho rằng nhà nước có nguồn gốc thần thánh. Cácnhà tư tưởng theo quan điểm này lý giải rằng nhà vua - người đứng đầu nhà nướclà do thần thánh sinh ra, là sự hoá thân của thần thánh trên trần thế và quyền cai trịdân chúng của họ cũng là do thần thánh ban cho, họ được coi là “Thiên tử”,“Thiên hoàng”, người thay Trời trị dân. Vì vậy, các nhà vua phải được tôn thờ vàđược tuyệt đối phục tùng như thần thánh. Ví dụ: “Trong các tài liệu cổ Ai cập,Chúa Trời đã từng nói với Hoàng đế Ramgiêsu II rằng: “Ta là cha của con… Tatrao cho con sứ mệnh của trời đất để con cai quản…””.Trong Bộ luật Manou của ấn Độ cổ đại đã viết về nhà vua như sau: “Vua được tạora từ những phần của các vị thánh siêu đẳng này… Người là vị thánh tối cao manghình người”. Hoặc Đức Vua Hammurabi của Babylone cổ đại, trong phần mở đầucủa bộ luật mang tên ông đã viết: “Ta Hammurabi, một mục sư được thần Enlinlựa chọn… kẻ nối dõi của các Đế vương do thần Xin tạo ra. Mácđúc gọi ta lên caitrị nhân dân và mang đến cho đất nước cuộc đời hạnh phúc… Khi Mácđúc cử t athống trị muôn dân một cách công bằng và chính nghĩa truyền khắp đất nước vàtạo ra hạnh phúc cho nhân dân”. Rõ ràng, đây là một quan điểm hoàn toàn duy tâmvề nguồn gốc của nhà nước.Thứ hai là quan điểm cho rằng nhà nước hình thành trên cơ sở sự phát triển tựnhiên của các gia đình, là sản phẩm của tự nhiên. Chẳng hạn, Aristote - đại diệnđiển hình của quan điểm này - luận giải rằng con người sẽ không thể tồn tại đượcnếu không kết hợp lại với nhau giống như sự kết hợp giữa giống đực và giống cáiđể duy trì nòi giống trong các sinh vật khác, điều đó không thông qua một sự lựachọn mà chỉ do sự thôi thúc có tính chất bản năng. Do đó xã hội đầu tiên là xã hộigiữa đàn ông với đàn bà trong một gia đình và sau đó là xã hội của nhiều gia đìnhđược tạo nên do sự thuận lợi lẫn nhau và sự bền vững của chúng, được gọi là cáilàng và cái làng một cách tự nhiên nhất là gồm có tổ tiên và các con cháu của mộtgia đình. Sau đó, mỗi gia đình lại trở thành một cái nhánh của gia đình lớn, đượcchỉ huy bởi một người già nhất, vì thế mà các thành bang đầu tiên đã được cai trịbởi các nhà vua.“Và khi nhiều làng như vậy hoàn toàn hợp nhất với nhau ở mọi khía cạnh thì tạothành một xã hội, xã hội ấy chính là một thành bang bao gồm trong bản thân nó,nếu tôi có thể nói như vậy, mục đích và sự hoàn hảo của chính quyền: trước tiêncó thể đặt nền móng cho cuộc sống của chúng ta, tiếp đó chúng ta có thể có cuộcsống hạnh phúc. Vì lý do đó, mỗi thành bang về nguồn gốc phải là sản phẩm củatự nhiên… và con người về bản chất là một động vật chính trị…”. “… mỗi thànhbang được tạo nên bởi các gia đình và mỗi gia đình lại là một bộ phận hợp thànhnên nó”. Aristotle còn luận giải thêm rằng do sự thúc đẩy tự nhiên mà con ngườiliên kết với nhau một cách tự nguyện tạo thành thành bang vì theo cách đó mỗingười có thể tìm thấy những lợi ích lớn nhất.Ông viết: “Như chúng ta đã biết, mỗi thành bang là một xã hội và mỗi xã hội đềuđược tạo thành bởi một số lợi ích nhất định, vì điều không thể chối c ãi được làđộng cơ của tất cả các hoạt động của con người là vì lợi ích”. Nhờ có khả năngnói mà con người là động vật có tính xã hội, có khả năng giao tiếp cao hơn cácđộng vật khác.Ngoài ra, con người còn khác với tất cả các động vật khác là họ có khả năng nhậnthức điều tốt và điều xấu, công bằng và bất công và những quan điểm chung vềvấn đề đó đã tham gia vào việc làm hình thành nên gia đình và thành bang, chonên điều tồi tệ nhất đối với tất cả mọi người là không có luật pháp và công lý. Dophải tìm sinh kế mà hình thành nên việc quản lý gia đình vì nếu không có sự quảnlý đó thì không thể sống và sống tốt được, thành bang cũng tương tự như vậy nênsẽ có người quản lý và người bị quản lý, người cai trị và người bị cai trị.Điều đó là tự nhiên, bởi vì: “Cũng là từ tự nhiên đã tạo ra một số người được ralệnh và một số khác phải phục tùng, để mỗi người đạt tới sự an toàn lẫn nhau giữahọ; một người được phú cho khả năng trí tuệ để suy nghĩ và đắn đo suy tính trướcthì phù hợp với tự nhiên phải là người cao hơn và là người cai trị, trong khi anh talà người ưu tú thì làm cho những người khác chỉ đơn thuần là người nô lệ, tiếpsau đó trạng thái khác nhau giữa ông chủ và nô lệ là thuận lợi như nhau cho cảhai bên”. Song gia đình khác với nhà nước ở chỗ “Chính quyền ...