Trong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn quan niệm khác nhau: từ (1) quan niệm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự
Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự
Trong lịch sử sinh thành của khái niệm xã hội dân sự nơi các nhà tư tưởng cổ
điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái
niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các
mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ
giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn
quan niệm khác nhau: từ (1) quan niệm đồng hóa xã hội dân sự với nhà nước/quốc
gia qua Thomas Hobbes, John Locke và Jean-Jacques Rousseau vào các thế kỷ
XVI-XVIII, (2) quan niệm xã hội dân sự là xã hội thị trường với Bernard
Mandeville, Adam Ferguson và Adam Smith vào các thế kỷ XVII-XIX, (3) quan
niệm xã hội dân sự tách khỏi nhà nước với Immanuel Kant, Benjamin Constant
vào các thế kỷ XVIII-XIX, đến (4) quan niệm xã hội dân sự là xã hội thị dân hay
xã hội tư sản với Georg Hegel, Karl Marx, Friedrich Engels và Antonio Gramsci
vào các thế kỷ XIX-XX.
Trong tiếng Việt, các cụm từ xã hội dân sự và xã hội công dân thường được
dùng để biểu thị khái niệm civil society trong tiếng Anh, société civile trong tiếng
Pháp, hay bürgerliche Gesellschaft trong tiếng Đức.
Thực ra, tính từ civil (dân sự, hay dân chính, hay thuộc về lĩnh vực công dân) có
thể mang những ý nghĩa khác nhau tùy theo văn cảnh sử dụng. Nó có thể được
hiểu là đối lập với cái gì thuộc về tôn giáo (religious), đối lập với lĩnh vực quân sự
(military), hay trong luật học là đối lập với hình sự (penal) hay thương mại
(commercial), trong chiến tranh thì được hiểu là nội chiến (civil war) đối lập với
chiến tranh với ngoại bang, hay còn có thể hiểu theo nghĩa là văn minh, lịch sự
(cùng gốc với chữ civilized) đối lập với cái gì hoang dã, thô lỗ, và cuối cùng cũng
có nghĩa là lĩnh vực dân sự đối lập với lĩnh vực chính trị (political).
Trong tiếng Đức, tính từ bürgerliche (trong cụm từ bürgerliche Gesellschaft mà
Georg F. Hegel và Karl Marx sử dụng) xuất phát từ chữ Bürger (tương ứng với
chữ bourgeois trong tiếng Pháp hay tiếng Anh) là một thuật ngữ khó tìm được một
chữ tương đương duy nhất trong tiếng Việt, và cần được hiểu và được dịch theo
từng văn cảnh, chứ không thể chỉ đơn giản dùng chữ “tư sản”. Ở châu Âu ngày
xưa, chữ Bürger hay bourgeois thoạt đầu là kẻ bảo vệ một lâu đài hay một thị tứ
(Burg, bourg), rồi từ thế kỷ XII, trong thời trung cổ, là cư dân ở đô thị, gần với
nghĩa “thị dân”. Nó còn có nghĩa là citizen (“thường dân”) tức những tầng lớp
không thuộc hàng giáo sĩ (tăng lữ) mà cũng không phải là quí tộc hay quan lại,
nhưng có tài sản và không phải sống bằng lao động chân tay. Nhưng, kể từ Hegel,
nó lại được phân biệt với citoyen (từ La Tinh: civis), tức với “công dân” của một
“nhà nước”, xuất phát từ quan niệm của Hegel về xã hội dân sự. Hegel coi xã hội
dân sự là lĩnh vực nằm ngoài nhà nước và ngoài gia đình, ông coi đây là lĩnh vực
hoạt động kinh tế-xã hội của những cá nhân với nhau, trong khi nhà nước có mục
đích cao hơn nhiều so với sự điều tiết những quan hệ giữa những cá nhân trong xã
hội dân sự. “Xã hội dân sự” biến cá nhân thành một Bürger, còn “nhà nước” biến
cá nhân thành một citoyen, tức thành một công dân của một nhà nước nhất định
như nước Pháp, nước Phổ, chứ không đơn thuần là một Bürger (trader) có thể làm
ăn buôn bán với cả người Pháp lẫn người Phổ. Nhưng chữ Bürger trong tiếng Đức
hiện nay lại chỉ có nghĩa là “người công dân”, còn bürgerliche Gesellschaft có
nghĩa là “xã hội tư sản” hay “xã hội dân sự”.[1]
Ở Tây Âu, thuật ngữ civil society kể từ khi ra đời tới nay thực ra là một thuật ngữ
khá mơ hồ và đa nghĩa, thậm chí có thể mang những nội hàm trái ngược hẳn nhau,
tùy theo từng tác giả vào từng thời kỳ lịch sử, và gần đây được cả những người
phe tả lẫn phe hữu sử dụng theo những ý nghĩa khác nhau nhằm biện hộ cho các
quan điểm của mình, đến mức mà cụm từ này gần như trở thành một thứ khẩu hiệu
thời trang hay đồ trang sức! (xem thêm Rangeon, 1986, tr. 9-10, và Lochak, 1986,
tr. 44-45)
Trong các ngành khoa học xã hội, người ta thường không đồng ý với nhau về sự
tách biệt trên bình diện lý thuyết, cũng như về mối quan hệ, giữa các lĩnh vực
chính trị, kinh tế và xã hội. Sự biến chuyển về ý nghĩa của khái niệm xã hội dân
sự thực ra biểu hiện sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ
này, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội (xem Abercrombie et al.,
1988, tr. 34).
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm lại các quan niệm của một số tác giả cổ điển
Tây phương về xã hội dân sự.
Theo Guy Berger, tựu trung chúng ta có thể phân biệt được sáu quan niệm chủ yếu
sau đây về xã hội dân sự (société civile):[2]
Trước hết là quan niệm theo truyền thống Aristoteles do Thomas d’Aquin lấy lại
và khai triển, đó là quan niệm về một tập hợp con người hoàn chỉnh, có thể tự nuôi
sống mình, mang mục tiêu đem lại hạnh phúc trần thế ...