Một số quy định về cưỡng chế trong trường hợp nhà nước thu hồi đất - Kiến nghị hoàn thiện
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 257.95 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác giả trình bày khái niệm, phân tích một số quy định pháp luật về cưỡng chế khi nhà nước thu hồi đất và nêu những nội dung chưa tương thích với quy định pháp luật về chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và bảo đảm tính pháp chế, phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quy định về cưỡng chế trong trường hợp nhà nước thu hồi đất - Kiến nghị hoàn thiện TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN SOME PROVISIONS ON ENFORCEMENT IN CASE OF THE STATE RECOVERS LAND - RECOMMENDATIONS TO IMPROVE LAW Ngày nhận bài : 11.09.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 20.11.2022 TS. Lê Ngọc Thạnh Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Tác giả trình bày khái niệm, phân tích một số quy định pháp luật về cưỡng chế khi nhà nước thu hồi đất và nêu những nội dung chưa tương thích với quy định pháp luật về chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và bảo đảm tính pháp chế, phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Từ khóa: Cưỡng chế, Nhà nước thu hồi đất, quy định pháp luật. ABSTRACT The author presents the concept, analyzes the legal provisions on enforcement when the state recover land and point out the contents that are not compatible with the legal regulations on organization of the local government. On that basis, some relevant legal provisions are proposed in order to ensure the rights of land users and ensure the legality in accordance with other regulations in the system of law. Keywords: Enforcement, the state may recover land, legal regulations. 1. Khái niệm về cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất Dưới giác độ khoa học pháp lý, “cưỡng chế hành chính là việc Nhà nước: (i) Bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định hành chính; (ii) Biện pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với cá nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không chấp hành quyết định xử phạt. Cưỡng chế hành chính được thực hiện bởi những người có chức vụ và những nhân viên nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định.”(1). Hoặc: “Cưỡng chế là những biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.”(2). Từ đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hay người được nhà nước trao quyền ban hành quyết định buộc các chủ thể có liên quan đến việc không 1. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa - Nxb. Tư pháp, tr. 205. 2. Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ nhiệm công trình) (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 82 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN chấp hành quyết định thu hồi đất được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đã có hiệu lực thi hành, phải thực hiện nghĩa vụ của mình và được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước theo quy định pháp luật. 1.1. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Thứ nhất, về điều kiện để cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Cưỡng chế thực hiện quyết định (QĐ) kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Người sử dụng đất (NSDĐ) trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã tổ chức vận động, thuyết phục nhưng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà NSDĐ vẫn không phối hợp(3). QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. (iv) QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; (v) Người bị cưỡng chế đã nhận được QĐ cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Nếu người bị cưỡng chế từ chối không nhận QĐ cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao QĐ cưỡng chế thì UBND cấp xã phải lập biên bản(4). Đây là cơ sở sở pháp lý quan trọng, nhằm chứng minh thông tin về QĐ cưỡng chế đã được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Qua quy định trên, chúng ta có thể thấy, quy định pháp luật về điều kiện để cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của NSDĐ, cũng như thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chức năng giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thông qua việc tổ chức vận động, thuyết phục đối tượng phải thực hiện QĐ. Thứ hai, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện QĐ cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau: Thẩm quyền ban hành QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện QĐ cưỡng chế là Chủ tịch UBND cấp huyện. Đây là thẩm quyền của cá nhân - người được Nhà nước trao quyền chứ không phải là thẩm quyền tập thể của UBND cấp huyện. Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm trong việc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành QĐ cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành QĐ cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành QĐ cưỡng chế(5). Tuy nhiên, pháp luật không quy định tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế là tổ chức nào. Nội dung tương tự đã được đề cập tại Điểm a Khoản 4 Điều 71 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quy định về cưỡng chế trong trường hợp nhà nước thu hồi đất - Kiến nghị hoàn thiện TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN SOME PROVISIONS ON ENFORCEMENT IN CASE OF THE STATE RECOVERS LAND - RECOMMENDATIONS TO IMPROVE LAW Ngày nhận bài : 11.09.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 20.11.2022 TS. Lê Ngọc Thạnh Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Tác giả trình bày khái niệm, phân tích một số quy định pháp luật về cưỡng chế khi nhà nước thu hồi đất và nêu những nội dung chưa tương thích với quy định pháp luật về chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và bảo đảm tính pháp chế, phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Từ khóa: Cưỡng chế, Nhà nước thu hồi đất, quy định pháp luật. ABSTRACT The author presents the concept, analyzes the legal provisions on enforcement when the state recover land and point out the contents that are not compatible with the legal regulations on organization of the local government. On that basis, some relevant legal provisions are proposed in order to ensure the rights of land users and ensure the legality in accordance with other regulations in the system of law. Keywords: Enforcement, the state may recover land, legal regulations. 1. Khái niệm về cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất Dưới giác độ khoa học pháp lý, “cưỡng chế hành chính là việc Nhà nước: (i) Bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định hành chính; (ii) Biện pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với cá nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không chấp hành quyết định xử phạt. Cưỡng chế hành chính được thực hiện bởi những người có chức vụ và những nhân viên nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định.”(1). Hoặc: “Cưỡng chế là những biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.”(2). Từ đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hay người được nhà nước trao quyền ban hành quyết định buộc các chủ thể có liên quan đến việc không 1. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa - Nxb. Tư pháp, tr. 205. 2. Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ nhiệm công trình) (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 82 ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN chấp hành quyết định thu hồi đất được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đã có hiệu lực thi hành, phải thực hiện nghĩa vụ của mình và được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước theo quy định pháp luật. 1.1. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Thứ nhất, về điều kiện để cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Cưỡng chế thực hiện quyết định (QĐ) kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Người sử dụng đất (NSDĐ) trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã tổ chức vận động, thuyết phục nhưng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà NSDĐ vẫn không phối hợp(3). QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. (iv) QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; (v) Người bị cưỡng chế đã nhận được QĐ cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Nếu người bị cưỡng chế từ chối không nhận QĐ cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao QĐ cưỡng chế thì UBND cấp xã phải lập biên bản(4). Đây là cơ sở sở pháp lý quan trọng, nhằm chứng minh thông tin về QĐ cưỡng chế đã được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Qua quy định trên, chúng ta có thể thấy, quy định pháp luật về điều kiện để cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc đã đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của NSDĐ, cũng như thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chức năng giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thông qua việc tổ chức vận động, thuyết phục đối tượng phải thực hiện QĐ. Thứ hai, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện QĐ cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau: Thẩm quyền ban hành QĐ cưỡng chế thực hiện QĐ kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện QĐ cưỡng chế là Chủ tịch UBND cấp huyện. Đây là thẩm quyền của cá nhân - người được Nhà nước trao quyền chứ không phải là thẩm quyền tập thể của UBND cấp huyện. Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm trong việc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành QĐ cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành QĐ cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành QĐ cưỡng chế(5). Tuy nhiên, pháp luật không quy định tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế là tổ chức nào. Nội dung tương tự đã được đề cập tại Điểm a Khoản 4 Điều 71 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà nước thu hồi đất Quy định pháp luật về thu hồi đất Cưỡng chế khi Nhà nước thu hồi đất Quyền sử dụng đất Cưỡng chế hành chính Luật Đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 379 0 0
-
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
6 trang 319 0 0 -
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 292 8 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 215 0 0 -
10 trang 181 0 0
-
13 trang 180 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
Bàn về thuế chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất
2 trang 153 0 0 -
Hợp đồng mẫu về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
10 trang 133 0 0 -
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 130 0 0