Danh mục

Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN ThS. Nguyễn Văn Quang* Đoàn Phú Hưng** Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống các môn học bậc đại học và chương trình sơ - trung cấp LLCT ở Việt Nam hiện nay, các môn LLCT (Những nguyên lý cơ cản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) là các môn học thuộc khoa học chính trị, có hệ thống kiến thức mang tính lý luận và khái quát. Các môn học này được giảng dạy chủ yếu bằng nhóm phương pháp dùng lời (thuyết trình) nên còn mang tính truyền thụ một chiều và “áp đặt”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc dạy học, cũng như sự yêu thích của sinh viên đối với các môn khoa học Mác - Lênin. Vì vậy, việc xây dựng các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính tự học, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong giảng dạy các khoa học này, là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học các môn khoa học LLCT. * Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Trường Chính trị Tỉnh Cà Mau ** 1 2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN LLCT Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong dạy học là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Luật Giáo dục của nước ta khẳng định: “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để thực hiện được mục tiêu trên, rõ ràng cần phải tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, do đó, khái niệm “dạy học tích cực” và “phương pháp dạy học tích cực” đã và đang được nhiều nhà giáo dục luận bàn, nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn, đồng thời hình thành nên các lý luận dạy học tích cực có tính khoa học và hệ thống. Theo Kharlanôp: “Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn”1. Phương pháp dạy học tích cực xác định đối tượng giáo dục (người học) làm trung tâm của quá trình dạy học. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; hướng tới việc tích cực hóa các hoạt động nhận thức của người học. Theo đó, Người dạy với tư cách là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu trao đổi thông tin, thảo luận, tranh luận... Ưu điểm lớn của phương pháp giáo dục này là chú trọng việc nâng cao khả năng tu duy, làm việc độc lập, sáng tạo của người học; tăng cường khả năng tương tác giữa các đối tượng người học; nêu và giải quyết tình huống, kích thích suy nghĩ, phân tích và xử lý các ý kiến đối lập, từ đó đi đến hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Trong giảng dạy các môn LLCT ở các trường cao đẳng, đại học liệu có thể áp dụng phương pháp dạy học này hay không, một khi các môn học này thường được tổ chức dạy và học theo hình thức ghép lớp, sĩ số lớp đông, cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn hạn chế. Thực tiễn đáng bàn là để “an toàn” và “giấu hạn chế” về khả năng sư phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng trang thiết bị dạy học, nhiều giảng viên vẫn “trung thành” với giáo trình, bài giảng; bằng lòng với phương pháp truyền thụ “một chiều” và “vốn kinh nghiệm” sẵn có của mình mà chưa quan tâm đến Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội. 1 2 việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, sự tranh luận, thảo luận của sinh viên. Đó thực sự là những trở ngại lớn cho quá trình dạy học, nhưng không phải là không thể không vượt qua. 3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LLCT THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN Qua thực tiễn giảng dạy các môn LLCT, chúng tôi thấy rằng đối với các môn khoa học này, vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy và học hoàn toàn có thể và được xem như là một việc làm cần thiết để tích cực hóa những hoạt động của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: