Danh mục

Một số tác động của thực hành tín ngưỡng - tôn giáo đến hoạt động kinh tế của hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này mới chỉ bắt đầu tìm hiểu ở phạm vi hẹp là các tác động của thực hành tôn giáo đối với hoạt động kinh tế của hộ gia đình dựa trên các dữ liệu định lượng và định tính thông qua thu thập và xử lý tài liệu. Về cơ bản, chúng tôi muốn góp phần minh chứng rằng những tác động đó đã trở nên rõ ràng hơn cùng với sự phục hồi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam kể từ sau Đổi mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số tác động của thực hành tín ngưỡng - tôn giáo đến hoạt động kinh tế của hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2018HOÀNG VĂN CHUNG*MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Giới Xã hội học ngày càng quan tâm đến việc phân tích, đánh giá và khái quát những mối liên hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Đây là một chủ đề lớn và tác giả cho rằng những gì đang diễn ra ở Việt Nam với những đặc thù của mình hiện nay cũng có thể cung cấp một cứ liệu có giá trị. Bài viết này mới chỉ bắt đầu tìm hiểu ở phạm vi hẹp là các tác động của thực hành tôn giáo đối với hoạt động kinh tế của hộ gia đình dựa trên các dữ liệu định lượng và định tính thông qua thu thập và xử lý tài liệu. Về cơ bản, chúng tôi muốn góp phần minh chứng rằng những tác động đó đã trở nên rõ ràng hơn cùng với sự phục hồi và phát triển của tôn giáo ở Việt Nam kể từ sau Đổi mới. Từ khóa: Tôn giáo, kinh tế, gia đình, chi phí, nhiệt thành tôn giáo. Dẫn nhập Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế bắt đầu đượcgiới khoa học xã hội quan tâm nhiều hơn trong những thập niên gầnđây, đặc biệt trong bối cảnh của sự phục hồi tôn giáo trên phạm vitoàn cầu. Đã xuất hiện các công trình nghiên cứu mối quan hệ này trênphạm vi vĩ mô, nhờ tiến bộ của công nghệ và các khối dữ liệu địnhlượng tạo ra ngày càng phong phú. Ở cấp độ vi mô, cũng xuất hiện cácnghiên cứu nhằm chỉ ra những chiều kích của mối quan hệ này, ởnhững trường hợp rất cụ thể.* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Bài viết này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài khoa học Hoạt động tín ngưỡng -tôn giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay do Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứuTôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ nhiệm.Ngày nhận bài: 01/02/2018; Ngày biên tập: 10/02/2018; Ngày duyệt đăng: 28/02/2018.Hoàng Văn Chung. Một số tác động của thực hành tín ngưỡng… 117 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ của hai lĩnh vực trên rấtsôi động kể từ Đổi mới tuy còn ít về số lượng. Các công trình đó chủ yếumới bước đầu khám phá các mối quan hệ này và rất ít công trình có cơ sởdữ liệu định lượng xuất phát từ các khảo sát trên diện rộng. Sự hiếm hoicác khảo sát xã hội học quy mô lớn đi cùng với sự mỏng manh của cácnghiên cứu định tính vốn chưa khái quát rõ dù ở những mô thức tác độngkhả quan của hai thực tại xã hội này. Những đóng góp về mặt khái quáthiện thực do đó còn rất hạn chế trong khi đây là “mảnh đất” hứa hẹnnhiều khám phá thú vị và ý nghĩa. Một cách thực tiễn, ở phương diệnrộng hơn, các nghiên cứu theo hướng này giúp chúng ta hiểu biết rõ hơnvai trò thậm chí rất mới mẻ về thực tiễn của tôn giáo đối với hoạt độngkinh tế và ngược lại, do đó là sức sống bền bỉ của tôn giáo trong một xãhội đang được hiện đại hóa mau chóng như Việt Nam. 1. Sơ lược về tác động của tôn giáo đến kinh tế trong Xã hội họcđương đại Xã hội học cổ điển và xã hội học đương đại về tôn giáo đều cónhững quan tâm đáng kể về mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế. Đốivới Xã hội học tôn giáo cổ điển, các quan điểm của Karl Marx và MaxWeber vẫn còn ảnh hưởng. Trước tiên, cần khẳng định về xuất phátđiểm là cả Marx và Weber đều quan tâm đến nguồn gốc của sự pháttriển chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hai ông có vẻ nhất trí về yếu tố cănbản của chủ nghĩa tư bản hiện đại: một quá trình duy lý của tích lũyvật chất và vốn dành cho đầu tư để phát triển kinh tế. Weber minhchứng rằng cả hai lĩnh vực này có tác động lẫn nhau1. Đặc biệt trongtác phẩm “Đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”,Weber chỉ ra rằng Tin Lành (Reformed Protestantism) bằng việc đềcao các giá trị như lao động chăm chỉ và ý thức tiết kiệm đã dẫn tớithịnh vượng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà xã hội học về sau không tìm được dữ liệuthuyết phục về mối liên hệ giữa việc các quốc gia từ bỏ tôn giáo tộcngười và cải theo Kitô giáo lại có sự tăng trưởng thần kỳ về kinh tế.Mặt khác, rất khó thuyết phục rằng nếu đạo đức Tin Lành có vai tròquan trọng đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Châu Âuthì điều tương tự sẽ diễn ra ở các nơi khác trên thế giới theo mô hình118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2018kinh tế tư bản chủ nghĩa2. Như quan sát của Christoph Basten vàFrank Betz, có một thực tế là trong một thời gian rất dài, các nhà kinhtế học thường bỏ qua biến số văn hóa khi phân tích kinh tế, bởi chorằng nó quá trừu tượng, mơ hồ. Gần đây, các nhà xã hội học đương đại mới bắt đầu xem xét biếnsố này một cách thận trọng hơn3. Điều này không dễ dàng và nhữngbằng chứng về sự tác động trực tiếp của tôn giáo đối với phát triểnkinh tế thì tỏ ra chưa thực sự thuyết phục. Từ cuối những năm 2000,các nhà kinh tế học Italia đã giới thiệu kết quả nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: