Danh mục

Một số tác động xã hội của nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 81.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã gặt hái được nhiều thành quả về kinh tế đáng khích lệ. Kết quả này có tác động thúc đẩy các quá trình xã hội phát triển theo. Trong bài viết nàu, các tác giả trình bày một số tác động xã hội do nghề nuôi tôm mang lại, đồng thời đưa ra một số quan điểm tổng quát cho sự phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số tác động xã hội của nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG XàHỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM  Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG ­ CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ Lê Sỹ Hùng Khoa Kinh tế, Đại học Huế Vùng đầm phá Tam Giang ­ Cầu Hai với diện tích mặt nước gần 22.000 ha và   có dạng như  một đoạn sông lớn chạy dọc theo bờ  biển với chiều dài 68 km. Vùng   đầm phá nước lợ này là một hệ sinh thái độc đáo về  giá trị  cảnh quan và tài nguyên  sinh học. Bên cạnh đó, đây còn là vùng thủy vực ven biển tương đối kín và an toàn.  Chính vì vậy, một cộng đồng cư dân của 36 xã đã sinh cơ lập nghiệp, phát triển cuộc   sống bằng nguồn lợi sinh học và sản phẩm nông nghiệp trên vùng đất cát ven phá.  Song do áp lực gia tăng dân số  và sự  suy giảm nguồn lợi sinh học, nên nuôi trồng  thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đang được Chính quyền địa phương và người  dân ở đây quan tâm. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang ­ Cầu   Hai, tỉnh Thừa Thiên ­ Huế  đã gặt hái được nhiều thành quả  về  kinh tế  đáng khích   lệ. Kết quả này có tác động thúc đẩy các quá trình xã hội phát triển theo. Tuy nhiên,   nó cũng tạo ra một số mâu thuẫn về mặt xã hội. Đây là kết quả tất yếu của quá trình   phát triển tự phát. Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày một số tác động xã hội do nghề  nuôi tôm mang lại, đồng thời đưa ra một số quan điểm tổng quát cho sự phát triển.  1. Tác động xã hội của nghề nuôi tôm 1.1. Sự đa dạng ngành nghề Lao động vùng đầm phá chủ yếu là nông nghiệp (trên 50%), tiếp đến là thủy   sản (khoảng 39%), số còn lại là nghành nghề, dịch vụ hoặc đi làm thuê. Từ khi có phong trào nuôi tôm ở vùng đầm phá, cơ cấu ngành nghề đã thực sự  thay đổi không chỉ  đơn thuần là khái niệm kiểu hộ, mà còn thay đổi cả  tính chất  nghề  theo hướng đa dạng hóa, mà chúng ta khó có thể  phân biệt một cách rạch ròi.   Trong hai loại cộng đồng phổ biến là nông nghiệp và ngư nghiệp thì cộng đồng nông   nghiệp được cấp quyền sử  dụng ruộng đất, cộng đồng ngư  nghiệp kể  cả  những  người định cư  và dân thủy cư, chỉ  có quyền giới hạn đối với mặt nước chung. Tuy   nhiên, nghành nghề  của họ  rất đa dạng. Một số  nông dân khai thác hoặc nuôi trồng  thủy sản thông qua việc mua sắm ngư cụ hoặc quyền sử dụng ngư trường. Một số  ngư dân phát triển trồng trọt và chăn nuôi gia súc thông qua việc đấu thầu quyền sử  dụng đất. 69 Hiện nay, vùng đầm phá đã xuất hiện một số ngư dân làm công tác thu gom  sản phẩm thủy sản. Những hộ  này, được cư  dân nơi đây gọi là Chủ  nậu. Họ  thường là các hộ  kiêm nghiệp vừa nuôi tôm vừa kinh doanh dịch vụ. Chúng tôi cho   rằng đây là loại hình kinh doanh theo dạng Doanh nghiệp tư  nhân  ở  nông thôn.  Những hộ này có vai trò kinh tế rất quan trọng ở địa phương, chính họ là người đứng  ra giải quyết vấn đề đầu vào  và đầu ra của quá trình sản xuất. Họ là chủ thể đứng   ra giải quyết vấn đề cung cầu của cộng đồng, họ chi phối thị trường không chỉ ở giá  cả  sản phẩm thủy sản, mà còn giá cả  của các mặt hàng thiết yếu trong đời sống   hàng ngày của ngư dân. Phương thức kinh doanh của họ là cho ngư  dân vay vốn và   thu lãi hàng tháng, thông thường lãi suất tiền vay cao gấp 2 đến 2,5 lần lãi suất ngân   hàng. Hoặc họ  trực tiếp đầu tư  một phần vốn cho ngư  dân nuôi tôm, đến khi thu  hoạch ngư  dân phải bán sản phẩm cho họ  với giá thấp hơn giá thị  trường. Theo  chúng tôi, đây là thành phần quan trọng, họ  có khả  năng tài chính để  kiểm soát quá  trình sản xuất và đời sống xã hôi của cộng đồng ngư dân, khi mà chính quyền và các   thiết chế xã hội khác chưa phát huy được vai trò của mình. Từ  khi có phong trào nuôi tôm,  ở vùng đầm phá đã xuất hiện một nghề mới,   mà người dân ở đây thường gọi là nghề  thợ đụng. Họ là những người đi làm thuê   cho các hộ nuôi tôm. Công việc mà họ thường làm là đào ao, đắp đê ao, làm nhà chồ,  thu hoạch sản phẩm trong các ao nuôi... Và nói chung  ai thuê gì làm nấy. Như  vậy,   nếu xét trên góc độ tiền công ­ lao động, việc làm ­ thu nhập ta thấy, ở đây đã manh   nha xuất hiện thị  trường lao động. Người lao động có khả  năng  thay đổi việc làm   rất cao, có khả năng cơ động nhanh từ nghề này sang nghề khác, từ  địa phương này   sang địa phương khác để giải quyết nhu cầu của công việc. Đây chính là qui luật của  nền kinh tế thị trường, do quan hệ cung ­ cầu về lao động chi phối. 1.2 Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động Phát triển nuôi tôm, với sự đa dạng hóa các hình thức nuôi đã tạo công ăn việc   làm cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các ngư hộ  và đóng góp quan trọng vào kim nghạch xuất khẩu của Tỉnh. Trước đây, ngư  dân  hoàn toàn dựa vào nghề khai thác tự nhiên, khai thác nguồn lợi của vùng Đầm phá để  kiếm sống, vì thế cơ cấu ngành nghề rất đơn giản. Nhưng từ khi phong trào nuôi tôm  phát triển thì cơ cấu ngành nghề đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Quả thật, khi tiếp xúc  với cộng đồng ngư  dân, chúng tôi nhận thấy không chỉ   ở  ngoài đầm phá  người lao   động mới làm nhiều công việc, mà ngay người  ở  nhà cũng không kém phần vất vã,  họ bị cuốn hút vào nhiều công việc mang tính chất dịch vụ hay chuẩn bị cho quá trình  sản xuất. Khi ngư dân đã đạt được hiệu quả  cao trong sản xuất và xây dựng được mô  hình nuôi thích hợp thì phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, đời sống của họ  được   cải thiện, một số hộ đã xây dựng được cả cơ ngơi đồ sộ từ lợi tức của nuôi tôm. Một khía cạnh đáng chú ý của vấn đề  lao động ­ việc làm ở  đây là tính chất   thời vụ  của công việc. Nếu vào mùa nắng trong thời vụ  nuôi trồng hoặc đánh bắt,  người dân ở đây làm không hết việc, nhưng nếu vào mùa mưa (tháng 11 đến tháng 2   năm sau)  ...

Tài liệu được xem nhiều: