Danh mục

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn ở nuớc ta trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược đảm bảo thực hiện thành công đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu nỗ lực to lớn của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và sự tham gia của cả xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn ở nuớc ta trong giai đoạn hiện nayNgô Xuân Hoàng và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ77(01): 3 - 13MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNỞ NUỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYNgô Xuân Hoàng1*,Vũ Thị Quý21Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên; 2Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTPhát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược đảm bảo thực hiện thành côngđường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu nỗlực to lớn của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và sự tham gia của cả xã hội.Sau hơn 20 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đãchủ động khai thác và phát huy các lợi thế, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao độngvà các điều kiện thuận lợi khác để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sinh thái, xây dựng nôngthôn mới theo hướng bền vững với nhiều vùng chuyên canh, sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoáxuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: gạo, cao su, cà phê, hạt điều, tiêu, chè, lâm sản, thuỷ sản... Cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,đời sống người dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể.Với quyết tâm cao, với thế và lực mới của đất nước, nhất định Đảng và Nhà nước ta sẽ lãnh đạonhân dân vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, đáp ứng mong đợi và củngcố niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội XHCN.Từ khóa: Vấn đề, lý luận và thực tiễn, phát triển, nông thôn, Việt NamNÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔNNông nghiệp và nông thônNông thôn là một khái niệm chỉ vùng (khuvực) hành chính bên ngoài thành thị, đối lậpvới nó là thành phố, thị xã; là khu vực lãnhthổ rộng lớn ngoài thành phố. Không giannông thôn trong tiếng Anh là “Rural area”(còn gọi country hay country site).Trong không gian nông thôn bao gồm cácđiểm dân cư sinh sống, cùng với các ngôi nhà,cái sân, mảnh vườn, các diện tích công năng,các cơ sở hạ tầng như đường xá giao thông,công viên, khuôn viên, quảng trường, hệthống cung ứng điện nước, hệ thống tiêu thoátnước thải, rác thải, các điểm phục vụ cho hoạtđộng công ích (trường học, trạm xá, câu lạcbộ, sân thể thao,…), các điểm mang tính chấttôn giáo (đền, chùa, miếu, nhà thờ, nghĩatrang,…), các điểm phục vụ cho kinh tế – xãhội (bưu điện, nhà bảo tàng, triển lãm,chợ,…), diện tích và khoảng không dành chonghỉ ngơi, giải trí và tĩnh dưỡng cũng như cácdiện tích đặc chủng khác.Tel: 0912140868Không gian nông thôn không đồng nghĩa vớiviệc sản xuất nông nghiệp mà rộng hơn. Nóđảm nhận nhiều chức năng đối với xã hội. Đólà những chức năng cơ bản nhất như: sản xuấtlương thực, thực phẩm cho đến cấp nước ngọttới các đô thị, cung cấp nông lâm, thuỷ hảisản và nhiều tài nguyên khác, cho đến cungứng các khoảng không quí hiếm phục vụ chonghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Cuối cùng thìkhông gian nông thôn trong xu thế mới còn lànơi thường trú của tiểu bộ phận cư dân đô thịcùng chung sống với cư dân nông thôn. TheoRiedel (1998) thì không gian nông thôn thựchiện các chức năng sau: Chức năng định cư;Chức năng sản xuất nông nghiệp; Chức năngsinh thái; Chức năng nghỉ dưỡng; Chức năngdịch vụ cho các ngành.Phát triển nông thônKhái niệm về phát triển nông thôn rất rộng vàđa dạng, thay đổi theo từng giai đoạn pháttriển của nền kinh tế và tuỳ thuộc vào đặcđiểm kinh tế xã hội của từng quốc gia.+ Khái niệm phát triển nông thôn gắn liền vớikhái niệm phát triển nông nghiệp, mục tiêuchính của phát triển nông thôn là phát triểnsản xuất nông nghiệp để qua đó tăng thu nhậpvà cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn.3Ngô Xuân Hoàng và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆQuan niệm này đã đưa đến sự thành công củacuộc “Cách mạng xanh” và rất lạc quan saukhi giải quyết một bước về vấn đề an ninhlương thực trong thập kỷ 60. Có thể nói, pháttriển nông thôn giai đoạn này đồng nghĩa vớihiện đại hoá sản xuất và đời sống cho cư dânnông thôn.+ Ngân hàng Thế giới định nghĩa: Phát triểnnông thôn là việc cải thiện mức sống của mộtsố đông người có mức thu nhập thấp đangsinh sống ở vùng nông thôn nhằm tạo nên tiếntrình phát triển nông thôn một cách tự giác vàổn định. Định nghĩa này là sự kế thừa chiếnlược hoạt động cho vay vốn trên quy mô cácquốc gia, với sự đảm bảo đem lại nhiều lợiích kinh tế nhất cho các nước này.+ Đối với các nước đang phát triển, quanđiểm phát triển nông thôn đa chức năng nhấnmạnh vào khía cạnh phát triển vững bền, pháttriển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, vănhóa, môi trường… nông thôn. Theo địnhnghĩa của Hội đồng thế giới về môi trường vàphát triển (WCED) thì “phát triển bền vữnglà sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tạimà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứngnhu cầu của các thế hệ tương lai. Nhìn chung,người ta thống nhất về cơ bản 3 mục tiêu lớnnhất đối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: