Danh mục

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.69 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận xoay quanh bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra cách hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, phân tích kết cấu của bản sắc văn hóa qua mô hình hóa cấu trúc phương thức biểu hiện của nó; đồng thời, luận giải một số vấn đề có tính định hướng trong việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ThS. Hoàng Thị Hương Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận xoay quanh bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra cách hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, phân tích kết cấu của bản sắc văn hóa qua mô hình hóa cấu trúc phương thức biểu hiện của nó; đồng thời, luận giải một số vấn đề có tính định hướng trong việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho thế giới dường như nhỏ lại trước sự truyền dẫn thông tin mạnh mẽ và nhanh chóng. Cùng với sự thông suốt về thông tin trên phạm vi toàn cầu là sự giao lưu, tác động, trao đổi lẫn nhau giữa các quốc gia trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội được thực hiện dễ dàng hơn. Xu thế đó đem lại nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó đặt ra một yêu cầu bức thiết cho mỗi quốc gia dân tộc là phải có chính sách h ữu hiệu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển. Chính vì thế, thời gian gần đây vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc được giới nghiên cứu ngày càng quan tâm. Tuy nhiên, việc xác định bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cái gì là bản sắc văn hóa của một dân tộc thì lại là một vấn đề không đơn giản. Nếu không xem xét một cách toàn diện, nhiều chiều thì thật khó lý giải thấu đáo để có nhận thức đúng đắn về bản sắc văn hoá dân tộc. Theo chúng tôi, để định hướng cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và đề ra được phương thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc một cách đúng đắn thì cần phải làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc. 1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc Theo Từ điển tiếng Việt(1), thuật ngữ bản sắc dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói bản sắc thường là nói tới cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách quan. Quan niệm này cũng gần với một phương pháp định nghĩa trong Lôgic học là định nghĩa qua giống gần gũi để chỉ ra sự khác biệt về loài. Cách định nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất sự vật. Bản sắc là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ bản và sắc. Theo đó, bản là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; sắc là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý hơn bởi khái niệm bản sắc được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác. Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc. Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây thì khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vì nói tới văn hóa là nói tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra, duy trì và phát triển nó. Vì vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được thể hiện một cách trọn vẹn. Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise, F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một định nghĩa khái niệm văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân tộ ...

Tài liệu được xem nhiều: