Danh mục

Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam thân thiện với thiên nhiên để phát triển bền vững

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 726.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết có nội dung trình bày về: Hiện trạng môi trường toàn cầu ngày nay (Rừng “lá phổi của Trái đất” đang bị con người tàn phá; mất mát đa dạng sinh học; tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần...), một số vấn đề về môi trường của Việt Nam (Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, đa dạng sinh học ở Việt Nam...) từ đó đưa ra phương án xây dựng xã hội trong tương lai sống hòa hợp với thiên nhiên để phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam thân thiện với thiên nhiên để phát triển bền vữngMỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM:THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGGS.TS. Võ QuýTrung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trườngĐại học Quốc gia Hà Nội1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU NGÀY NAYTrong những năm gần đây, chúng ta thường nghe những tin tức mới như băng hà đanglùi dần, băng vĩnh cửu đang tan, hay diện tích băng ở Bắc Băng Dương đang thu hẹplại, mức nước biển đang dâng cao, triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càngnhiều và ngập sâu hơn, giữa tháng 3 năm nay (2011), ở Sa Pa tuyết rơi và Hà Nội lạnhdưới 10oC. Tất cả những tin tức đó nói lên Trái đất của chúng ta đang có những thayđổi bất thường, mà từ trước đến nay chưa từng thấy. Hơn nữa, trong khoảng chục nămgần đây, nhiều thiên tai xẩy ra một cách bất thường, như hạn hán, lũ lụt, bão tố, thờitiết nóng hay lạnh bất thường tại nhiều vùng trên thế giới, gây thiệt hại rất nặng nề,nhất là những nước nghèo thuộc vùng nhiết đới. Chúng ta cũng tự hỏi có điều gì đó bấttrắc đã xẩy ra trên Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi trường:khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, sựxâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các hệ sinh thái như rừng, đất ngậpnước... đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng giatăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép của côngnghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn (Jennifer, 2010). Tất cả những thayđổi đó đang ảnh hưởng rõ ràng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thếgiới và cả nước ta.Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên thế giới ngày nay, không những đang dẫn đếnnhiều vấn về môi trường khó giải quyết, mà còn nẩy sinh nhiều vấn đề về chính trị vàxã hội đáng lo ngại, tranh dành tài nguyên thiên nhiên giữa các nước và giữa các vùng,sự cách biệt giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước ngày càng xa, chiến tranhsắc tộc, phe phái, lối sống sa đọa đang có nguy cơ phát triển.Loài người đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môitrường sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai ngày càngnặng nề. Tất cả những thảm họa đó và cả những hiện tượng bất thường về thời tiếttrong những năm qua tại nhiều vùng trên thế giới đã gây tác hại vô cùng nghiêm trọngcó nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người.Có thể nói là sự phát triển kinh tế với sự tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làmtăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, do đó làm nhiệt độ mặt đất đã và đang tănglên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu này có thể nói là đã gâyra những thay đổi bất thường về khí hậu và cũng là nguyên nhân của các thiên tai bất3thường trên thế giới, đồng thời cũng vì thế mà nguồn lương thực và nguồn nước đangbị giảm sút và hậu quả là sự gia tăng số người phải từ bỏ quê hương tìm nơi khác đểkiếm sống trên toàn thế giới.Một mặt khác, dân số thế giới cũng đang gia tăng một cách nhanh chóng và để nuôisống số dân tăng lên, cần thêm nhiều lương thực, vì thế mà phải có thêm đất để trồngtrọt và chăn nuôi. Nguồn nước cần thiết cho nông nghiệp cũng phải gia tăng, đang làmcho sông ngòi, hồ ao bị cạn kiệt và nguồn nước ngầm cũng giảm sút dần. Hơn thế nữa,để phát triển nông nghiệp, diện tích rừng nhiệt đới lại bị thu hẹp lại. Mất rừng nhiệtđới làm cho “lá phổi” của Trái đất hay “cái nôi của sự sống” không những bị tàn phátại nhiều vùng, mà còn làm ảnh hưởng đến chế độ khí hậu toàn cầu.Sự khủng hoảng về môi trường toàn cầu hiện nay có thể nói là đã bị che lấp hay bịngụy trang bằng những phúc lợi trước mắt có được từ sự phát triển kinh tế. Có lẽ đa sốchúng ta quanh năm đang phải lo nghĩ đến cuộc sống hàng ngày mà ít chú ý đến nhữnggì đang xẩy ra về vấn đề môi trường.Thực ra, chúng ta đang dồn Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, đến những giới hạnchịu đựng cuối cùng của nó, đồng thời, đang đưa chúng ta đến tương lai không sángsủa. Để cứu lấy Trái đất, cứu lấy bản thân chúng ta, chúng ta phải xem xét lại một cáchnghiêm túc cách thức mà chúng ta đã phát triển trong thời gian qua, rút những kinhnghiệm thất bại và thành công để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và bền vữngcho bản thân chúng ta và cho các thế hệ mai sau.Để có thể thực hiện được việc đó, chúng ta phải hiểu chúng ta đang ở đâu và nhữngthách thức mà chúng ta đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển của chúng ta.Chúng ta, cả thế giới, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, nhưng cấp báchnhất là:+ Rừng – “lá phổi của Trái đất” – đang bị phá hủy do hoạt động của loài người;+ Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày;+ Nguồn nước ngọt đang hiếm dần;+ Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạnkiệt;+ Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lươn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: