Danh mục

Một số vấn đề pháp lý về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.93 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày lý luận chung về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non; Một số kiện nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề pháp lý về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Lê Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Duyên, Trƣơng Ngọc Lĩnh Phân ban: Kinh tế Xã hội, tiểu ban: Luật, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Bài báo khoa học gồm 3 đề mục lớn : Tại đề mục “Lý luận chung về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non” chúng tôi nêu ra những khía cạnh cơ bản nhất xoay quanh vấn đề “bạo hành trẻ em” và tính bức thiết của đề tài cũng như quan điểm lập pháp của nước ta về chủ đề “Bạo hành trẻ em” đặc biệt hơn là vấn nạn “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non” để làm tiền đề cho đề mục thứ hai. Đề mục thứ hai: chúng tôi đưa ra những dẫn chứng để chỉ ra thực trạng về vấn đề “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non” dưới cái nhìn từ góc độ xã hội và góc nhìn của pháp luật hiện hành. Từ đó chỉ ra những nguyên nhân cơ bản còn tồn tại khiến tình trạng “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non” vẫn còn tiếp diễn làm cơ sở xây dựng nội dung của đề mục thứ ba của đề tài. Đề mục cuối: Chúng tôi đưa ra những kiến nghị về pháp luật, hoạt động quản lý và giám sát nhằm ngăn chặn tình trạng “Bạo hành trẻ em” nói chung và “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở mầm non nói riêng. Qua đó nhằm tổng kết những vấn đề và những luận điểm, quan điểm mà chúng tôi đưa ra. 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON 1.1 Khái niệm trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non Theo Điều 21 Luật Giáo dục 2005 về giáo dục mầm non thì giáo dục mầm non được định nghĩa: “Giáo 54 dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.” Như vậy, định nghĩa trẻ em mầm non có thể được hiểu là trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non. Là độ tuổi trẻ bắt đầu hình thành những nhận thức mang tính cơ sở nhất về thế giới khách quan xung quanh, cũng như là điểm nút bắt đầu cho quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đây là giai đoạn phát triển mang tính quyết định cực kỳ quan trọng đối với việc hình thành nên tính cách, tâm lý của trẻ cho hiện tại và cả cuộc sống tương lai. 1.2 Khái niệm giáo viên mầm non và nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non Căn cứ theo Điều 21 Luật Giáo dục 2005 về giáo dục mầm non thì giáo viên mầm non có thể được hiểu là cá nhân có trình độ chuyên môn theo Điều 77 Luật Giáo dục 2005, thuộc biên chế của cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi tại 55 cơ sở giáo dục đó. Định nghĩa về nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non trong bài báo này được hiểu như sau: nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non là cá nhân công tác tại cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi tại cơ sở giáo dục đó. 54 Điều 21 Luật Giáo dục 2005. 55 Điều 77 Luật Giáo dục 2005. 200 1.3 Khái niệm bạo hành trẻ em Theo định nghĩa của WHO - Tổ chức Sức khỏe Thế giới, bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực hiện bởi cha mẹ, người trông nom hay một đứa trẻ lớn hơn,... Một cách khái quát, bạo hành trẻ em có thể được chia thành 5 dạng như sau: – Bạo hành thể xác (đánh đập, bóp cổ, bỏ độc, làm phỏng,...) – Bạo hành tình dục (Về thể xác: đụng chạm, quan hệ với trẻ, bắt trẻ đụng chạm vào bộ phận sinh dục của mình,...; Về tinh thần: cho trẻ xem phim khiêu dâm, quan hệ trước mặt trẻ,...) – Bạo hành tinh thần (Từ chối hay bỏ bê, nhạo báng hay nhục mạ, khủng bố tinh thần) – Bỏ bê (Bỏ bê về mặt vật chất, bỏ bê về mặt tinh thần, bỏ bê về mặt sức khỏe, bỏ bê về mặt giáo dục) – Lợi dụng (Bắt trẻ đi ăn xin, làm việc khổ sai, thực hiện phim ảnh khiêu dâm,...; buôn bán trẻ) 1.4 Tội hành hạ ngƣời khác Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội hành hạ người khác như sau: 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; 56 c. Đối với 02 người trở lên.” Nhìn chung, những hành vi hành hạ người khác nếu gây tổn hại ở mức độ nghiêm trọng như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,… mà điển hình là những trường hợp giáo viên mầm non hay nhân viên bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non trong thời gian vừa qua, thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự và cụ thể là theo điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Tội hành hạ người dưới 16 tuổi”. Khi bị truy cứu về tội này, người bị truy cứu sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù giam cho hành vi phạm tội của mình. Tại Việt Nam, các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác bao gồm các khía cạnh sau: + Mặt khách quan: Về hành vi: Có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình (lệ thuộc vào người có hành vi phạm tội). Cụ thể: Đối xử tàn ác, được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc không kè ...

Tài liệu được xem nhiều: