Danh mục

Một số vấn đề pháp lý về mua lại công ty cổ phần tại thị trường Việt Nam theo luật cạnh tranh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.03 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một nền kinh tế mới, có rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên thu hút nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bài viết trình bày khái quát về mua lại công ty cổ phần theo luật cạnh tranh; Thực trạng hoạt động mua lại doanh nghiệp - công ty cổ phần tại Việt Nam; Một số hạn chế và kiến nghị giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề pháp lý về mua lại công ty cổ phần tại thị trường Việt Nam theo luật cạnh tranh MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MUA LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THEO LUẬT CẠNH TRANH Phạm Ngọc Quyền, Lý Phương Thảo, Hồ Thị Hoa, Võ Ngọc Quế Lam* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.LS. Vũ Thanh Dương TÓM TẮT Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc thu hút đầu tư, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA song phương và đa phương, điển hìnhh như: FTA với ASEAN+6 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand); FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Việc tham gia nhiều FTA giúp Việt Nam mở ra nhiều thị trường xuất khẩu và giảm thiểu sự phụ thuộc vào những thị trường xuất khẩu đơn lẻ truyền thống, hoặc giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số nguồn vốn nhất định. Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Nhằm tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động mua lại doanh nghiệp. Hoạt động này ngày càng phổ biến và thu hút sự tập trung của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là đối với các công ty cổ phần, hoạt động mua lại ngày càng phổ biến và sôi nổi. Mua lại doanh nghiệp mang lại nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng cũng có những hạn chế, tiêu cực. Đây là một thuận lợi cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đổi mới kinh tế thị trường. Từ khóa: cạnh tranh, doanh nghiệp, kinh tế thị trường, mua lại, thu hút đầu tư. 1 KHÁI QUÁT VỀ MUA LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT CẠNH TRANH Nền kinh tế thị trường của Việt Nam là một nền kinh tế mới, có rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên thu hút nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình để có thể tiếp tục tồn tại. Một hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là hoạt động mua lại doanh nghiệp. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường 1817 hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Theo đó, mua lại công ty cổ phần là một hình thức của mua lại doanh nghiệp. Mua lại doanh nghiệp theo thuật ngữ tiếng Anh là Acquisition có nghĩa là thâu tóm hay là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể giành được quyền kiểm soát công ty đã được mua lại. Theo pháp luật Việt Nam thì “mua lại doanh nghiệp có nghĩa là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (khoản 4 điều 29 Luật Cạnh tranh 2018). Ngoài Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp 2020 tuy không quy định cụ thể thế nào là mua lại doanh nghiệp nhưng tại Luật này lại quy định việc mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp tại điều 51, trên thực tế đây cũng là một trong những hình thức mua lại doanh nghiệp; cũng giống như Luật Doanh nghiệp 2020 thì Luật Chứng khoán 2019 cũng chỉ quy định các hình thức mua lại doanh nghiệp như mua cổ phiếu, các loại chứng khoán. Mua lại doanh nghiệp thực chất là hành vi tập trung kinh tế. Trong trường hợp một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, doanh nghiệp này sẽ nằm được sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chi phối nó để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Để tránh được điều này, pháp luật Việt Nam đã quy định việc tập trung kinh tế, ở đây là hoạt động mua lại doanh nghiệp không được gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Cấm mua lại doanh nghiệp nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trước khi tiến hành mua lại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để đánh giá sơ bộ nếu như doanh nghiệp đó thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, điều kiện để hoạt động mua lại doanh nghiệp được diễn ra hợp pháp thì doanh nghiệp mua lại phải thực hiện thủ tục đánh giá sơ bộ ngưỡng tập trung kinh tế, không thuộc trường hợp không được phép tập trung kinh tế, nếu là tập trung kinh tế có điều kiện thì phải thỏa mãn điều kiện pháp luật đưa ra. Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ về ngưỡng tập tru ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: