Danh mục

Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.15 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tớiMột số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn việt nam hiện nay và những năm tới (Bài trình bày của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Ban điều hành ISG tại Hội nghị lần thứ 8 của Ban điều hành ngày 30 tháng 3 năm 2004) A- khái quát tình hình nông nghiệp, nông thôn năm 2003 - 2004 I. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2003 - 2004 1. Kết quả sản xuất nông, lâm diêm nghiệp Năm 2003 ngành Nông nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thứcto lớn: Thiên tai lụt bão, cháy rừng, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp trên nhiều vùngtrong phạm vi cả nước, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản của Nhà nướcvà nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là về cơsở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp. Đầu ra của nông sản tiếp tục khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắtkhông chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước. Trong khichi phí đầu vào của nông sản liên tục tăng; vốn đầu tư XDCB của Nhà nướcgiảm dần. Bên cạnh những khó khăn trên đây, Ngành có những thuận lợi cơ bản: Ngành Nông nghiệp luôn được Chính phủ quan tâm theo dõi, chỉ đạogiải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong xử lý khắc phục nhữngtình huống đột xuất như thiên tai, bão lũ, hạn hán; bổ sung vốn đầu tư XDCB;cho phát hành trái phiếu chính phủ; đầu tư một số chương trình trọng điểm. Với những thuận lợi trên, toàn ngành cùng với hàng triệu nông dân đãnỗ lực phấn đấu và đã đạt được thành tựu quan trọng: các chỉ tiêu cơ bản đềuđạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt tốc độtăng trưởng khoảng 3%. Cơ cấu nông nghiệp, nông thôn đã được chuyển đổimột bước cơ bản. Nhiều mô hình trong phong trào xây dựng cánh đồng 50triệu đồng/ha/năm đã xuất hiện ở nhiều nơi. Đời sống của nông dân đã đượccải thiện. Tỉ lệ đói nghèo giảm đáng kể. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu: Sản lượng lúa cả năm đạt 34,5 triệu tấn, tăng 0,2% so với năm 2002.Nếu tính thêm 2,9 triệu tấn ngô và các loại cây lương thực khác thì tổng sảnlượng lương thực có hạt 37,45 triệu tấn, tăng 1,3% (500 nghìn tấn) so với nămtrước. Sản lượng cà phê nhân đạt 770 nghìn tấn, tăng 10,3%; cao su mủ khô:314 nghìn tấn, tăng 5,3%; hồ tiêu: 70 nghìn tấn, tăng 49,8%; hạt điều: 160nghìn tấn, tăng 23,7%; chè búp tươi: 425,4 nghìn tấn, tăng 0,4%; rau đậu cácBuiBaBongViceMinister-v.doc -1- Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn việt nam hiện nay và những năm tớiloại: 7,78 triệu tấn, tăng 6,4%. quả các loại: 9,5 triệu tấn, tăng 6,2%. Chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng 8% so với năm 2002. Đàn trâu khoảng2,83 triệu con, tăng 0,7% so với năm 2002; đàn bò: 4,4 triệu con, tăng 8,2%,trong đó bò sữa: 74 nghìn con, tăng 32,6%; đàn lợn: 24,8 triệu con, tăng 7,4%;gia cầm: 254,3 triệu con, tăng 9,0%. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 2,3triệu tấn, tăng 8,4%. Trồng rừng tập trung năm 2003 đạt 192 ngàn ha, tăng 1,0% so với nămtrước; trồng cây phân tán: 192 triệu cây; chăm sóc rừng trồng: 420 ngàn ha,tăng 3,9%; khoanh nuôi tái sinh: 953 ngàn ha, tăng 0,8%; khoán bảo vệ trên2,5 triệu ha, tăng 0,4%. Diện tích rừng bị cháy giảm 60%, bị phá giảm 53% sovới năm trước. Độ che phủ rừng đạt 37,5% so với 35,7% năm 2000. Sản xuất muối cả năm đạt 750 ngàn tấn. Giá trị tổng sản lượng của công nghiệp chế biến đạt 7.228 tỷ đồng, tăng12% so với năm 2002. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 3,25 tỷ USD, tăng 16% so vớinăm trước. Do khó khăn về thị trường, nhất là ảnh hưởng bởi Đại dịch SARSvà chiến tranh Iraq, kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm đạt thấp hơn năm2002 như: Hồ tiêu (-3,0%), thịt lợn (-9,8%), rau quả (-24,5%), chè (-28%).Tuy vậy, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tụcgiữ vững vị thế trên thị trường thế giới. Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2003đạt 3,86 triệu tấn, kim ngạch đạt 727 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 0,2%về giá trị so với năm trước. Cao su, cà phê, hạt điều nhân và hàng lâm sản đạtmức kim ngạch cao hơn năm trước theo thứ tự : 43,1%, 41,7%, 36,1 và 35,5%. Như vậy, năm 2003 là năm nông nghiệp được mùa, được giá; nông sảnhàng hoá được tiêu thụ thuận lợi hơn năm trước. Đây là một tiến bộ đángkhích lệ, phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt đầuphát huy hiệu quả; sản xuất đã có sự điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Vụ Đông xuân năm 2004, theo báo cáo thống kê, đến 15/3/2004) cảnước gieo cấy trên 2,9 triệu ha, giảm 50 nghìn ha so với vụ trước. Do hạn hán,các tỉnh phía Bắc phải chuyển một phần diện tích lúa sang trồng ngô, lạc, đậutương… Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 85% diện tíchlúa gieo cấy, năng ...

Tài liệu được xem nhiều: