Danh mục

Một số vấn đề trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số vấn đề trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững phân tích thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sau hơn hai thập kỷ tái lập tỉnh. Đánh giá hiệu quả của song vốn FDI đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Ngô Thái Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ThS. Nguyễn Đức Khiêm ThS. Phạm Thị Duyên ThS. Nguyễn Thành Công Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong hai xu hướng nổi bật trong nền kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực mới cho việc phát triển nền kinh tế. Bài viết phân tích thực trạng nguồn vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sau hơn hai thập kỷ tái lập tỉnh. Đánh giá hiệu quả của song vốn FDI đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, đề xuất 05 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển bền vững 1. PHẦN MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm gia tăng GDP của nền kinh tế, ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta. Không đứng ngoài xu thế phát triển đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Với lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý và bằng các chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư, quan tâm thỏa đáng, trân trọng đối với các doanh nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự là địa điểm hấp dẫn thuộc tốp đầu cả nước cho doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh cũng không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết,... Việc khắc phục các tồn tại, trở ngại sẽ tác động trực tiếp tới quá trình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong những năm tiếp theo. Do đó, việc nắm rõ thực trạng của nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh để có được cái nhìn tổng thể và đưa ra các giải pháp phù hợp để Vĩnh Phúc ngày càng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn là một vấn đề cần được quan tâm. 256 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc Với mục tiêu: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững... Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của vùng và cả nước,... đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21”[1; 21]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, trong đó có nội dung xác định doanh nghiệp là động lực phát triển, là đối tượng phục vụ, Vĩnh Phúc tạo mọi điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai; đầu tư hạ tầng điện, nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào các khu công nghiệp và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phục vụ nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo quyết liệt tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thực hiện các nội dung hỗ trợ các dự án lớn trong quá trình triển khai, thực hiện dự án theo biên bản ghi nhớ. Công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được chú trọng và không ngừng nâng cao. Đây là kênh quan trọng nhất trong xúc tiến đầu tư, mục tiêu: “Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt chỉ tiêu đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7 - 7,5%; tổng sản phẩm nội tỉnh đến 2020 bằng 1,5 - 2,0 lần so với năm 2015; Giai đoạn 2016 - 2020, thu hút mới 1,3 - 1,5 tỷ USD vốn đăng ký từ các dự án FDI và 14 - 15 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký dự án DDI, phấn đấu đến năm 2020 có 10 nghìn doanh nghiệp”[2]. Trong Quyết định số 3189/QĐ-UBND về việc: Phê duyệt Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, trong đó lấy cải cách thủ tục hành chính làm khâu đột phá và được thực hiện hiệu quả. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cải thiện vượt bậc, từ vị trí 43/63 tỉnh thành năm 2012 lên vị trí thứ 6/63 vào năm 2014, chỉ số cải cách thủ tục hành chính của tỉnh luôn ổn định ở mức cao. Trong 5 năm, thu hút được 268 dự án, trong đó có 166 dự án DDI với số vốn đăng ký là 19,4 nghìn tỷ đồng và 102 dự án FDI với số vốn đăng ký là 1,26 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đạt 78%” [1; 6]. Theo số liệu thống kê, hết quý I/2019, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 26 dự án FDI mới và 16 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 303 triệu USD, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2018, vượt 8% kế hoạch năm. Cùng với đó, các dự án DDI cũng có tín hiệu khả quan với 7 dự án mới và 2 lượt tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký 320 tỷ đồng, tăng 75% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp đang hoạt động 257 đạt trên 7 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: